Nếu đàm phán đổ vỡ, FED phải tính nước cắt giảm lãi suất?

08/05/2019 07:56 GMT+7
Giới đầu tư toàn cầu dù lo lắng trước các thông tin lộn xộn về căng thẳng thương mại leo thang, hiện vẫn đặt cược Mỹ - Trung cuối sẽ đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên nếu đàm phán đổ vỡ tình hình có thể trở nên tồi tệ.

Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu của JPMorgan Fund David Kelly: "Chúng tôi tin rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại dần trong năm nay".

Thị trường chứng khoán Mỹ chỉ chao đảo thoáng qua vào ngày đầu tuần và phục hồi sau đó. Có vẻ như giới đầu tư cuối cùng đã thay đổi và không còn tin vào những thông tin lộn xộn nữa. Tuy nhiên phản ứng mạnh của thị trường cũng là một dấu hiệu cảnh báo.

Tổng thống Mỹ Trump đã thường xuyên kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế và thị trường chứng khoán, điều mà nhiều chuyên gia cho là không là cần thiết. Nhưng nếu lời đe dọa đánh thuế của ông Trump được thực hiện thị trường rơi vào hỗn loạn thì cuối cùng lãi suất có thể được cắt giảm hay không

Nếu những đại công ty Mỹ bắt đầu bị ảnh hưởng tới lợi nhuận thì có thể dẫn đến những hậu quả lớn. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chậm lại. Cổ phiếu trượt dốc. Các công ty có thể phản ứng bằng cách cắt giảm chi phí, thường có nghĩa là sa thải người lao động.

Tất cả những hậu quả đó khiến Fed phải lo lắng rằng và nghĩ cần có mức lãi suất thấp hơn để thúc đẩy thị trường lao động.

Ông Trump cuối tuần trước đe dọa sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc lên 25%, và đề xuất mức thuế mới đối với 320 tỷ USD hàng hóa khác. Nếu Trung Quốc trả đũa bằng mức thuế cao hơn cuối cùng sẽ làm tổn thương hàng loạt công ty lớn của mỹ ở Trung Quốc như Apple, Boeing, Caterpillar, Coca-Cola và McDonald.

"Thách thức đối với các nhà đầu tư là giải mã liệu các thông điệp của Tổng thống Trump, rằng đây có phải là chiêu trò hay không, một nỗ lực nhằm hạ thấp kỳ vọng để mang lại bất ngờ, hay thực sự là một sự rạn nứt vỡ tiềm năng của các cuộc đàm phán thương mại và dẫn tới leo thang chiến tranh thương mại", Mike O'Rourke, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường của hãng JonesTrading đưa ra nhận xét.

Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể buộc phải cắt giảm lãi suất nếu một sự rối roạn trên thị trường chứng khoán đe dọa biến thành suy thoái kinh tế toàn cầu.

Mục tiêu chính của Fed hiện tại là duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên lạm phát đã không tăng bao nhiều thời gian gần đây, và đã có ý kiến lo ngại lạm phát không tăng đáng kể có thể chính là lý do khiến Fed phải giảm lãi suất. Katie Nixon, giám đốc đầu tư của Công ty Northern Trust Wealth Management, gọi đây là tình trạng “trì trệ lạm phát” (stuckflation) – phản ánh tình trạng giá cả tăng chậm trong thời gian dài.

Nỗi sợ hãi lớn nhất là nếu tình trạng bế tắc này trở thành giảm phát có thể khiến các doanh nghiệp trì hoãn đầu tư và người tiêu dùng để giảm chi tiêu và chờ giá giảm hơn nữa. Điều trái ngược là một cuộc chiến thương mại cuối cùng có thể khiến giá hàng hóa cao hơn vì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu cả mức thuế đối với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Đây là một thách thức khác có thể gây tác dụng ngược và khiến Fed giảm lãi suất.

"Chúng tôi tin rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại dần trong năm nay", Trưởng bộ phận chiến lược toàn cầu của JPMorgan Fund David Kelly viết gửi khách hàng hôm thứ Hai. "Mặc dù Fed không lưu tâm tới lời kêu gọi giảm lãi suất ngày hôm nay, nhưng đến cuối năm nay tình hình có thể sẽ khác".

Trên thực tế Chủ tịch Fed Jerome Powell thường đề cập đến yếu tố thị trường tài chính đã trở nên biến động hơn. Ông Powell đã nói về “sự xung đột” mang tính toàn cầu (global crosscurrents) có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của Mỹ và các thị trường nước ngoài lớn. Fed vô hình chung lại đóng vai trò như một cảnh sát giao thông trong thế giới tài chính, đảm bảo rằng mọi người đều tiếp tục di chuyển trơn tru mà không gây ra bất kỳ sự cố đổ vỡ nào.

Điều đó có nghĩa là Fed có thể buộc phải cắt giảm lãi suất nếu một sự rối roạn trên thị trường chứng khoán đe dọa biến thành suy thoái kinh tế toàn cầu, bất kể là việc thị trường chứng khoán hay nền kinh tế Mỹ bị tổn hại như thế nào nếu nổ ra cuộc chiến thương mại. Nguy cơ là có nhưng nhiều khả năng xuất phát từ các chính sách thương mại của Nhà Trắng. Fed chỉ là bị buộc phải dọn dẹp mớ hỗn độn mà thôi.

Nguyên Hà - Theo CNNMoney
Cùng chuyên mục