Nguồn cung dược phẩm Mỹ gặp rủi ro vì dịch virus corona

03/03/2020 09:16 GMT+7
Trung Quốc là nhà cung cấp chính nguyên liệu thô và hóa chất cho các công ty dược phẩm nước ngoài, trong đó có Mỹ.
Nguồn cung dược phẩm Mỹ gặp rủi ro vì dịch virus corona - Ảnh 1.

Nhà máy đóng cửa hàng loạt ở Trung Quốc nhiều tuần trước do dịch virus corona bùng nổ kéo theo hiện trạng đáng quan ngại liên quan đến ngành chăm sóc sức khỏe, khi nhiều loại dược phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu thô xuất xứ từ Trung Quốc.

Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ mới đây thông báo họ đã cạn nguồn một số loại thuốc do cạn kiệt nguyên liệu (hệ quả của dịch virus corona làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu). Trong nhiều tuần, cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã liên lạc với hơn 180 nhà máy sản xuất dược phẩm và yêu cầu các công ty này thông báo khi gặp phải bất cứ khó khăn về nguồn cung ứng nào. Kết quả là có đến gần 20 loại thuốc quan trọng có chứa nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc đối diện với nguy cơ cạn kiệt.

Thuốc gốc là sản phẩm gặp nhiều rủi ro nhất, với 90% tổng số các loại thuốc được sử dụng ở Mỹ. Thuốc thuần nhãn, hay thuốc kê đơn có xu hướng gắn với nguồn cung ứng ở những nơi khác trên thế giới thay vì Trung Quốc, nên chịu rủi ro thấp hơn. Nhiều loại thuộc đặc trị cũng được nhận định gặp phải rủi ro thiếu nhiên liệu. Trung Quốc là nhà cung cấp chính các chất hóa học và nguyên liệu thô cho loại thuốc huyết áp có tiếng và nhiều thuốc kháng sinh như doxycycline hay penicillin. 

Công ty dược phẩm lớn như Teva – một trong những công ty sản xuất dược phẩm gốc lớn nhất thế giới thông báo trức đó rằng họ đã kiểm soát chuỗi cung ứng khác tốt và chưa gặp phải gián đoạn nào trong sản xuất.

Mylan NV – công ty dược phẩm lớn khác cũng công bố đang tiếp tục giám sát tình hình dịch bệnh và trấn an thị trường bằng cách viện dẫn nguồn cung ứng đa dạng của mình, nhưng đồng thời cảnh báo dấu hiệu thiếu nguồn cung ứng trong tương lai. Chủ tịch Mylan NV, Rajiv Malik nói rằng toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm có sự phụ thuộc nhất định Trung Quốc, dù không quá bị lệ thuộc so với các ngành khác. 

Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc là nhà sản xuất duy nhất của nhiều loại nguyên liệu quan trọng, vốn thay thế cho kháng sinh đời cũ và có thể chữa trị bệnh viêm nhiễm, bao gồm của pneumonia. Chuỗi cung ứng thuốc kháng sinh nước này đang ngày càng yếu ớt trước viễn cảnh dịch bệnh, dù dịch virus corona không xuất hiện ở nhà máy của các công ty này. Cũng theo chuyên gia, nếu chuỗi sản xuất bị gián đoạn, nguồn cung ứng nhiều loại kháng sinh sẽ đều bị thiếu và thử thách khả năng thích ứng của ngành y tế Mỹ nói chung.

Nhiều nhà máy sản xuất dược phẩm gốc chứng kiến giá của nguyên liệu thô tăng 50%, bao gồm cả những loại thuốc phổ biến như thuốc giảm cholesterol statin, theo nghiên cứu của công ty dược phẩm Sanford C. Bernstein & Co. Trước tình hình này, các nhà dược phẩm đang cố gắng thích ứng bằng cách tìm nguồn cung ứng khác và tăng giá thành. Một số công ty Trung Quốc đã ngừng vận chuyển đến các nhà máy ở Ấn Độ, trong khi công nghiệp sản xuất dược phẩm gốc ở Ấn Độ có vai trò lớn với ngành dược phẩm Mỹ do cung cấp đến 40% nguyên liệu chính, tất cả đều phụ thuộc vào Trung Quốc với các loại thành phần hoạt tính.

Với hàng trăm nhà máy sản xuất ở Trung Quốc ngừng hoạt động nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong những tuần trước, nguồn cung ứng dược phẩm gặp nhiều sức ép là điều dễ hiểu. Trung Quốc được nhận định là nhà cung cấp nguyên liệu thô hay thành phần hoạt tính lớn nhất thế giới – cũng là những thành phần cơ bản trong ngành dược phẩm. Sự lệ thuộc vào Trung Quốc tác động trực tiếp đến thiếu hụt nguồn cung ứng cũng như quy trình sản xuất dược phẩm. Theo báo cáo Chính phủ Mỹ vào năm 2019, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong ngành sản xuất dược phẩm ngày càng lớn: Mỹ nhập khẩu thành phần hoạt tính thô với tổng giá trị lên đến 3,9 tỷ USD từ Trung Quốc vào năm 2017, con số này đang ngày càng tăng lên.

Thậm chí trước khi dịch virus corona bùng nổ bùng nổ, các chuyên gia liên tục cảnh báo việc lệ thuộc vào một khu vực cung ứng có thể mang lại hiểm họa cho hệ thống chăm sóc sức khỏe Mỹ. Vào năm 2016, một vụ nổ nhà máy ở Trung Quốc dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung cấp thuốc kháng sinh piperacillin trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất dược phẩm có xu hướng dự trữ nguồn hàng trước kì nghỉ Tết âm lịch, họ cũng đặt hàng nguyên liệu thô với số lượng đủ trong 6 tháng. Câu hỏi đặt ra là, họ có thể cầm chừng với số nguyên liệu dự trữ trong bao lâu, và liệu họ có nên tiếp tục phụ thuộc nặng nề vào những nguồn cung ứng nước ngoài? 

Những thông tin về nguồn cung ứng thường không được công bố vì lý do cạnh tranh, điều này khiến Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ không thể kiểm soát sản lượng thuốc phụ thuộc vào nguồn cung ứng Trung Quốc. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới nhất chỉ ra hơn 150 loại thuốc quan trọng và dụng cụ y tế có liên quan đến chuỗi cung ứng Trung Quốc, dựa vào thông tin vận chuyển và số liệu liên quan. 

Vân Anh
Cùng chuyên mục