Gieo trồng theo kiểu “giao cho trời”; hạt rời và có vị ngọt, bùi rất riêng biệt khi nấu chín; diện tích trồng không nhiều… nên lúa rẫy được xem là đặc sản, “ngọc trời” của người thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi. Vì vậy giá bán của gạo này luôn cao hơn gấp 2-3 lần/kg so với cùng loại trồng ở đồng bằng.
Những ngày đầu tháng 11, cũng là thời gian đỉnh điểm vụ mùa thu hoạch lúa rẫy của đồng bào thiểu số các huyện miền núi Quảng Ngãi. Ảnh: Lam Nguyễn.
Theo đó nằm dọc theo các triền, lưng núi ở tuyến đường đi các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng...nằm xen lẫn với những rẫy cây màu chuối, đậu là những đám lúa rẫy lúa trĩu hạt vàng óng. Ảnh: Lam Nguyễn.
Được biết hàng năm cứ bắt đầu đến tháng 3 Âm lịch, bà con ở các bản làng miền núi Quảng Ngãi lại í ới gọi nhau lên nương, rẫy dọn phát, đốt cây cỏ dại và đến tháng 4-5 mới bắt đầu gieo hạt. Ảnh: Lam Nguyễn.
Vụ thu hoạch lúa rẫy diễn ra từ tháng 9-11 hàng năm. Ảnh: Lam Nguyễn.
Diện tích trồng không nhiều và theo kiểu "giao cho trời", không sử dụng bất kỳ loại phân bón, thuốc trừ sâu nào để bón, nên được xem là 1 đặc sản "sạch" của đồng bào thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi. Ảnh: Lam Nguyễn.
Không như nơi trồng ở miền xuôi là những cánh đồng bằng phẳng, nơi trồng lúa rẫy là ven, lưng sườn núi với bề mặt nhấp nhô xen nhiều đá, sỏi và diện tích có thửa chỉ vài chục m2, nên cách thu hoạch chủ yếu là dùng tay tuốt hạt, hoặc cắt lấy bông rồi mang về nhà dùng chân đạp. Ảnh: Lam Nguyễn.
Năng suất lúa rẫy chỉ đạt từ 1,2-1,5 tạ/sào (500m2/sào), bằng khoảng 1/4 so với lúa nước trồng ở đồng bằng. Ảnh: Lam Nguyễn.
Lúa rẫy khi nấu chín hạt rời và có vị ngọt, bùi rất riêng biệt; diện tích trồng không nhiều…nên được xem là đặc sản, "ngọc trời" của người thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi. Vì vậy dù ở bất kỳ thời điểm nào, giá bán của gạo lúa rẫy cũng cao hơn gấp 2-3 lần/kg so với cùng loại trồng ở đồng bằng. Riêng hiện nay dao động ở mức 25-30.000 đồng/kg. Ảnh: Lam Nguyễn.
Lam Nguyễn