Savills Research: Ngành bất động sản TP.HCM có giữ vững được sự “kiên cường” vốn có?

20/08/2022 08:22 GMT+7
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ góp phần cải thiện tình hình hoạt động của thị trường BĐS và tiềm năng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trước những biến động về kinh tế - chính trị tại khu vực ngành BĐS TP.HCM có giữ vững được sự “kiên cường” vốn có?

Báo cáo thị trường Bất động sản (BĐS) TP.HCM quý 2/2022 của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, bất chấp giao dịch sụt giảm mạnh, giá bất động sản vẫn tăng đều.

Bán lẻ: Có xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm

Bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý Nghiên cứu thị trường Savills, Chi nhánh TP.HCM cho biết:

"Ngành bán lẻ của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Tăng trưởng chi tiêu nội địa làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là sự chuyển dịch sau đại dịch từ tiêu dùng sang bán lẻ hiện đại."

Nguồn cung duy trì ổn định theo quý và theo năm khi không có nguồn cung mới trong quý này, tổng đạt hơn 1.5 triệu m². Hơn 350.000 m² từ 25 dự án dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Sự dịch chuyển vẫn tiếp tục khi 68% nguồn cung trong tương lai sẽ đến từ khu vực ngoài trung tâm, tạo Quận 2 và 7.

Tình hình hoạt động vẫn rất ổn định, Công suất và giá thuê không thay đổi theo quý. Các chủ nhà vẫn giữ sự lạc quan khi tăng giá thuê thêm 4% theo năm. Mặc dù công suất giảm -2 điểm phần trăm theo năm, nhưng vẫn duy trì ở mức cao 92%. Phần lớn các diện tích còn trống là từ khách thuê đóng cửa trong mùa dịch hoặc không gia hạn thêm thời hạn hợp đồng.

Savill Research: Ngành bất động sản TP.HCM có giữ vững được sự “kiên cường” vốn có?  - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động bán lẻ do Savills phân tích

Sức mua tiếp tục phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2022. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại Tp. HCM tăng 6,2% theo năm. Theo Statista, thị trường hàng xa xỉ tại Việt Nam trong năm 2022 ước tính tăng 34% theo năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng 4% mỗi năm tới năm 2025.

Thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển. Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm lên 35 tỷ USD vào năm 2025 và chiếm tới 10% doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Văn phòng: Nguồn cung tăng trưởng và nhu cầu tích cực

Đến Q2/2022, nguồn cung đạt 2,5 triệu m2 NLA (Net Leasable Area – diện tích cho thuê thuần), tăng 2% theo quý và 5% theo năm. Ba dự án Hạng B và ba dự án Hạng C mới cung cấp 49.200 m2 NLA. Nguồn cung khu trung tâm không đổi, nhưng nguồn cung ngoài trung tâm tăng 4% theo quý

Savill Research: Ngành bất động sản TP.HCM có giữ vững được sự “kiên cường” vốn có?  - Ảnh 3.

Tình hình hoạt động của Văn phòng do Savills nhận định

 Tình hình hoạt động được cải thiện quý này. Giá thuê trung bình 717.900 VNĐ/m2 /tháng tăng 1% theo quý nhưng giảm -1% theo năm

Hạng A Tương Lai Ngoài Trung Tâm: Đến năm 2025, thị trường sẽ có 21 dự án mới với diện tích 508.700 m2 NLA. Ba dự án hạng B và một dự án hạng C sẽ ra mắt trong nửa cuối năm 2022 với 39.800 m2 NLA. Khan hiếm nguồn cung Hạng A có thể kết thúc từ giai đoạn 2023- 2024, với sáu dự án tương lai cùng 263.600 m2 NLA. Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có hai dự án hạng A trong tương lai với diện tích 84.800 m2 NLA vào năm 2023.

"Việc phân cấp các dự án trong tương lai sẽ đáp ứng nhu cầu về chất lượng cao nhưng giá thuê hợp lý hơn. Việc cân bằng nguồn cung hạn chế và nhu cầu cao ở khu trung tâm và mang đến cho khách thuê nhiều sự lựa chọn hơn."

Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc Nghiên cứu Savills, Chi nhánh TP.HCM cho biết

Lượng tiêu thụ đạt ở mức 73.600 m2 nhờ các dự án mới hoạt động tốt chiếm 26% tổng lượng tiêu thụ, các dự án hiện hữu chiếm 74%.

Theo Cục Thống kê TP.HCM, cả nước có 21.413 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6T/2022, tăng 13% theo năm. Vốn bình quân trên một doanh nghiệp là 12,14 tỷ đồng, giảm -28% theo năm

Khách sạn: Phục hồi chậm

Savill Research: Ngành bất động sản TP.HCM có giữ vững được sự “kiên cường” vốn có?  - Ảnh 5.

Tình hình hoạt động khách sạn do Savills nhận định

Sau khi giãn cách xã hội kết thúc vào Q4/2021 và đường bay quốc tế phục hồi vào T3/2022, tình hình hoạt động của Tp.HCM đã được cải thiện. Nguồn cung tăng 5% theo quý và 14% theo năm đạt gần 15.200 phòng từ 108 dự án

Tp.HCM đón 0,5 triệu lượt khách quốc tế trong nửa đầu năm, tăng 100% theo năm. Khách nội địa đạt 11 triệu lượt, tăng 43% theo năm. Tuy nhiên, so với 6T/2019, lượng khách quốc tế giảm -89% và lượng khách nội địa thấp hơn -13%.

Khách nội địa thúc đẩy sự phục hồi du lịch. Theo Tổng Cục du lịch, trong 6T/2022 khách nội địa đạt 60,8 triệu lượt, tăng 190% theo năm và cao hơn 140% so với 6T/2019.

Căn hộ, Căn hộ dịch vụ và Nhà phố Biệt thự

Đối với nguồn cung sơ cấp căn hộ trong quý 2 đạt 13.460 căn, tăng 233% theo quý và 265% theo năm - lượng tăng nhiều nhất kể từ năm 2019. Nguồn cung mới đến từ tám dự án mới và giai đoạn tiếp theo của hai dự án hiện hữu. Trong đó nguồn cung lớn nhất với 10.500 căn, chủ yếu đến từ các dự án mới của Vinhomes Grand Park (TP.Thủ Đức).

Đối với nguồn cung nhà phố biệt thự xây sẵn sơ cấp tăng 18% theo quý và 1% theo năm, đạt 577 căn. Nguồn cung phủ khắp 9 quận nhưng tập trung nhiều nhất tại TP.Thủ Đức, quận 12 và huyện Bình Chánh. Nguồn cung mới đóng góp hơn 370 căn hay 64% nguồn cung sơ cấp từ 6 dự án mới và 3 giai đoạn tiếp theo, tăng 22% theo quý. Nguồn cung đất nền sơ cấp có 221 nền, tăng 10% theo quý nhưng giảm 17% theo năm.

Theo Công ty Savills Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình hoạt động được cải thiện do kinh tế tăng trưởng cùng với nhu cầu nhà ở cao, với hơn 12.000 giao dịch trong sáu tháng đầu năm 2022 và tỷ lệ hấp thụ đạt 75%, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi các dự án hiện hữu không tăng giá thì các giai đoạn tiếp theo của các dự án tăng cao nhất đến 11% so với quý trước.

Dự báo, đến năm 2025, nguồn cung căn hộ dự kiến đạt 145.000 căn. Giá đất tăng đã đẩy giá nhà tăng cao. Trong khi nguồn cung đất nền tương lai dự kiến đạt trên 11.500 căn.



Phương Thảo
Cùng chuyên mục