Thủy sản làm gì để tận dụng lợi thế CPTTP?
Cơ hội lớn để xuất khẩu thủy sản
Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.
Các thành viên CPTPP đều cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ biểu thuế quan nhập khẩu của nước mình. Phần lớn các nước CPTPP áp dụng một mức thuế nhập khẩu chung cho tất cả các đối tác khác, ngoại trừ một số nước như Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico lại áp dụng biểu thuế nhập khẩu riêng cho từng nước CPTPP.
Phần lớn các mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra, basa sẽ được xóa bỏ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng có thể lạc quan tin tưởng rằng sẽ có nhiều cơ hội cho Việt Nam tại một số thị trường truyền thống hoặc tiềm năng với cá tra như: Mexico, Nhật Bản hay Chile.
Theo thống kê, Mexico là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất trong các nước CPTPP với giá trị nhập khẩu trong năm 2018 là 99,408 triệu USD. Các quốc gia khác cũng chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn, hứa hẹn tương lai đầy tương sáng của các basa Việt Nam để vươn ra thị trường thế giới.
Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, phần lớn các mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra, basa sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 3. Vì vậy, ngành hàng cá tra đang lạc quan tin tưởng về cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống hoặc tiềm năng với cá tra trong khối CPTPP như Mexico, Nhật Bản hay Chile, thúc đẩy sự xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Trong CPTPP, Nhật Bản cũng là một thị trường đầy tiềm năng. Giá trị xuất khẩu sang nước này trong năm 2018 đã tăng hơn 37% so với cùng kì 2017. Với sự tăng trưởng mạnh và liên tục như trên, Nhật Bản đã lọt vào Top 10 thị trường thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam trong quý 1 năm nay.
Tuy giá trị nhập khẩu của Chile chỉ đạt 8,857 triệu USD nhưng Việt Nam là một trong những nước cung cấp nguồn thịt trắng chủ yếu cho đất nước này. Hứa hẹn đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, các thị trường có giá trị nhập khẩu hàng chục triệu USD như Canada, Úc, Singapore và Malaysia cũng đầu tiềm năng để cá tra Việt Nam mở rộng thị phần sau khi CPTPP có hiệu lực.
Những lợi thế trực tiếp từ CPTPP
Thị trường tiêu thụ khổng lồ với 500 triệu dân. Tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn khi thu nhập bình quân đầu người trên 30.000 USD, đồng nghĩa với nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm và các yếu tố kĩ thuật.
Khi tham gia CPTPP, Việt Nam sẽ không phải đối mặt với các thị trường "ông hoàng" như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan,... nên có thể coi việc gia nhập tổ chức này sẽ là một bước đệm để các mặt hàng lợi thế của Việt Nam được "bay" ra quốc tế.
Ví dụ như trên thị trường Singapore, nước ta có thể chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh, cá chế biến thô (xay, thái lát). Và để chinh phục vị khách khó tính này, các doanh nghiệp vẫn cần chú ý nâng cao năng lực chế biến, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng mẫu mã và bao bì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đối với Nhật Bản, bài toán khó giải trước kia là nhiều mặt hàng thủy sản chưa được cam kết xóa bỏ thuế quan trong hiệp định EPA Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản, như cá tuyết, surimi, tôm, cua ... sẽ được hưởng thuế 0% ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Đối với Úc - một bạn hàng lớn của ngành tôm thì đây quả là một cơ hội "vàng". Bởi cùng với Thái Lan và Trung Quốc, Việt Nam là 1 trong 3 nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên với việc ưu đãi thuế suất từ CPTPP, Việt Nam nghiễm nhiên sẽ có thêm nhiều lợi thế từ các nước cùng xuất khẩu khác.
Những khó khăn, thách thức từ CPTPP
Trong thời kinh tế hội nhập, chất lượng và uy tín sẽ làm nên thương hiệu. Bởi vậy khi đã xác định được thị trường thì những khó khăn, thách thức cũng phải được lường trước. Các yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch và chất lượng đều phải được chú ý một cách chi tiết để làm hài lòng đối tác và có thể gắn kết lâu dài.
Khi thuế suất về 0% thì cũng là lúc gia tăng sự cạnh tranh giữa các thị trường. Bởi vậy việc thay đổi, làm mới chính mình là việc làm cần thiết và cấp bách đề có thể tồn tại.
Một số khuyến nghị khi tham gia CPTPP
- Tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu, trong đó, đối với nông sản, chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn.
- Quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; đối với sản phẩm công nghiệp, chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa.
- Tiếp tục khuyến cáo doanh nghiệp nâng cao và ổn định chất lượng hàng hoá, của Việt Nam, đảm bảo uy tín chất lượng thuỷ sản Việt Nam. Đặc biệt chú trong phát triển mặt hàng tôm càng xanh và tôm hùm (thị trường thị trường Singapore).
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.