Viễn cảnh mờ mịt của kinh tế Ý trước khủng hoảng dịch Covid-19

15/03/2020 06:18 GMT+7
Lần đầu tiên sau thế chiến thứ hai, Ý một lần nữa đóng cửa cả đất nước trước bùng nổ dịch bệnh Covid -19.

Chuyên gia kinh tế từ ngân hàng JP Morgan Chase dự đoán GDP Ý sẽ giảm 7,5% trong quý đầu tiên năm nay. Hi vọng giờ chỉ nằm ở việc tốc độ phục hồi có thể nhanh đến đâu. Thủ tướng Ý ông Conte tuyên bố sẽ chi 25 tỷ EUR, tương đương 1,4% GDP nhằm ngăn chặn hệ quả kinh tế của đại dịch, bao gồm mức hỗ trợ cho các công ty có doanh thu sụt giảm và nhân viên bị cho thôi việc. Thủ tướng nước này cũng đồng thời cam kết hỗ trợ ngân hàng với các khoản nợ của doanh nghiệp nhỏ trong 1 năm.

Tuy nhiên, khi chính phủ Ý vẫn đang loay hoay tìm hướng kiểm soát dịch bệnh và hệ quả tiêu cực của nó đến nền kinh tế nước này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chịu thiệt hại từng ngày, từng giờ, nhất là khâu cung ứng và nhu cầu tiêu thụ sụt giảm trầm trọng.

Viễn cảnh mờ mịt của kinh tế Ý trước khủng hoảng dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Tăng trưởng GDP kinh tế Ý năm 2020 được dự báo giảm mạnh vì dịch Covid-19

Sau lệnh giới nghiêm nhiều vùng ở nước Ý, các quán bar, nhà hàng, trường học, bảo tàng, trung tâm thể thao và nhà bán lẻ đều buộc phải đóng cửa, trừ hiệu thuốc và nơi bán thực phẩm. Doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn ở Ý có đến 4 triệu nhân công, chiếm 15% tổng số công việc nước này và đóng góp 12% vào GDP Ý.

Lệnh kiểm soát di chuyển giới nghiêm nhất kể từ Thế chiến Thứ Hai ở Ý giáng đòn mạnh lên nền kinh tế vốn đã yếu, nhất là trong việc gián đoạn chuỗi cung ứng của nhiều ngành, trong đó có ngành dệt may, dịch vụ…. Nhu cầu giảm mạnh cũng khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ đối mặt với nhiều thách thức và đe dọa Ý bằng viễn cảnh suy thoái.

UBS trước đó dự đoán tăng trưởng kinh tế Ý sẽ giảm 0,3% trong năm nay, giờ con số này đã là mức giảm 0,4%, thậm chí 0,8% nếu tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng và không thể được kiểm soát. Nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại tác động xấu của đại dịch đến nền kinh tế lớn thứ Ba khu vực đồng tiền chung Châu Âu có thể liên đới đến kinh tế nhiều quốc gia trong khối EU.

Việc cho phép mọi người đi làm có thể là giải pháp nhằm cứu nền kinh tế Ý trước viễn cảnh kinh tế ngày càng bi quan hiện nay, tuy nhiên, điều này không đảm bảo giúp chính phủ Ý kiểm soát sức lây lan ngày càng mạnh của dịch bệnh. Hiện nay, lệnh giới nghiêm đã tác động thấy rõ đến các công ty nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, vốn chiếm 6% GDP nước này, cung cấp 1,7 triệu việc làm. Lệnh giới nghiêm ước tính khiến ngành này thiệt hại 75% doanh thu, theo Capital Economics.

Federalberghi, hiệp hội khách sạn Ý chỉ ra rằng nhiều nhân viên trong lĩnh vực này hiện đều làm việc với hợp đồng ngắn hơn 1 năm và không có đủ điều kiện hưởng lợi ích khi thôi việc hay nghỉ việc. Lĩnh vực kinh doanh bán lẻ cũng được khẳng định sẽ chịu thiệt hại nặng nề. 

Với tình hình phức tạp hiện nay, tỉ lệ nhiễm bệnh tăng cao và hàng triệu người bị cách ly, các doanh nghiệp cũng như người đi làm ở Ý không có thu nhập hoặc thu nhập rất ít. Các chính sách cần phải được đưa ra khẩn trương, nhất là khi ngân hàng nước này. Nhưng do các ngân hàng Ý vốn đã có chỉ số nợ xấu cao hơn hẳn so với mức trung bình của nhiều quốc gia EU, cảnh báo rằng họ không thể gánh được thiệt hại từ tiếp tục giảm lãi suất cho vay trừ khi chính phủ cam kết các khoản nợ không hoàn trả.

Tuy nhiên, hành động kịp thời của ngân hàng Ý lúc này có thể có ích với những đơn vị chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch, dù không phải tất cả. Các công ty nhỏ, do phụ thuộc vào khoản vay ngân hàng, sẽ là bên được trực tiếp hưởng lợi. Nhưng chỉ 15% hộ gia đình Ý có khoản vay thế chấp. Biện pháp hữu ích hơn cả có thể nằm ở việc mở rộng lợi ích của người thất nghiệp nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ, vốn chiếm 1/5 lực lượng lao động, cũng như với các nhân công có hợp đồng sắp bị thanh lý. Dịch bệnh càng kéo dài, những lợi ích này càng cần được mở rộng và tăng cường.

Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) có thể hỗ trợ ngân hàng Ý thông qua việc nới lỏng chính sách, cắt giảm lãi suất hay có gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước này với ngân hàng Ý là trung gian. Nhưng với tỉ lệ lãi suất đã ở mức rất thấp 0.5%, việc cắt giảm lãi suất thêm là điều không thể. Tài chính công ở Ý cũng đang gặp phải nhiều vấn đề nan giải. Nợ công ở nước này đã rất cao từ năm 2019, chiếm tới 130% GDP. Chi phí ngăn chặn đại dịch có thể tác động không chỉ đến chính sách tài chính Ý nói riêng mà còn khiến Cao Ủy Châu Âu thâm hụt 3% GDP trong năm nay.

Đó có thể là lý do khiến Cao ủy Châu Âu cho phép Ý phá vỡ luật lệ tiền tệ của mình. Cao ủy đang lên kế hoạch nhằm trợ giúp Ý với vấn đề tài chính vào tuần sau. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đòi hỏi hành động cấp bách hơn, ông này cho rằng các luật lệ cần được nhất quán, và các thành viên trong khối EU nên hợp tác chặt chẽ trong vấn đề tài chính, nhằm ngăn chặn tác động xấu đến kinh tế EU từ đại dịch. Nhưng nỗ lực của ông này không được Đức và các quốc gia Bắc Âu đồng thuận. Với diễn biến phức tạp của đại dịch, các quyết định quan trọng liên quan đến những vấn đề này sẽ cần sớm được đưa ra.

Vân Anh
Cùng chuyên mục