Việt Nam vào top 10 thị trường logistics mới nổi thế giới

14/12/2023 12:07 GMT+7
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tính toán, chi phí logistics Việt Nam trung bình ở mức 16,8 - 17%, vẫn còn cao hơn bình quân của thế giới (khoảng 10%).

Theo Hiệp hội này, Việt Nam đã vào top 10 thị trường logistics mới nổi thế giới (Emerging Markets Index 2023) theo xếp hạng của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility.

Cũng theo dự báo sắp tới tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của ngành giai đoạn 2022 – 2027 đạt 5,5%, đây là tin vui đối với ngành logistics.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng, năm 2023, kinh tế thế giới và trong nước năm nay gặp thách nhưng ngành logistics đã làm tốt vai trò là mạch máu của nền kinh tế, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt.

Việt Nam vào top 10 thị trường logistics mới nổi thế giới  - Ảnh 1.

Ngành đường sắt đang phát triển logistics hàng hoá. Ảnh: TA

Thị trường logistics mới nổi năm 2023 do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố, Việt Nam xếp hạng 10/50 thị trường logistics mới nổi, tăng 1 bậc so với năm trước.

Theo đó, ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm từ 14 - 16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021.

Các chuyên gia đánh giá, logistics là ngành dịch vụ có vai trò thiết yếu, đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.

Bên cạnh những điểm mạnh, logistics vẫn còn hạn chế, chưa phát triển tương xứng với điều kiện và tiềm năng phát triển.

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tính toán, chi phí logistics Việt Nam trung bình ở mức 16,8 - 17%, vẫn còn cao hơn bình quân của thế giới (khoảng 10%).

Cũng theo Hiệp hội này chỉ ra một số nguyên nhân như năng lực và hạ tầng logistics còn hạn chế, thiếu đồng bộ, liên kết giữa các phương thức vận tải.

Ngoài ra, còn có những hệ quả của sự lúng túng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua khiến Việt Nam đứng vị trí thứ 43, tụt 4 hạng so với thứ 39 của năm 2018 (theo Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả logistics (LPI) năm 2023 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong tháng 4/2023).

Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tích cực đẩy nhanh chuyển đổi số, đồng thời nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa trong các dây chuyền sản xuất, cung ứng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Theo LPI 2023, số hóa chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đang cho phép rút ngắn thời gian trễ cảng lên đến 70% so với các nước phát triển.

Các lý do trên dẫn đến chi phí logistics tại Việt Nam hiện nay cao hơn các quốc gia trong khu vực, chiếm 18% GDP, cao hơn đáng kể so với Thái Lan (8,5%) và các nước phát triển khác (8 - 15%). Trong khi đó, logistics chiếm 30 - 40% chi phí sản xuất - kinh doanh, do đó, hàng hóa Việt Nam trở nên kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.

Thế Anh
Cùng chuyên mục