Căng thẳng leo thang trong thỏa thuận thương mại Anh – EU
“Tôi nghĩ các vấn đề thỏa thuận thương mại và cơ chế hợp tác trong tương lai giữa Anh và EU sẽ gặp nhiều vấn đề,” theo ông Jean-Yves Le Drian tại Diễn đàn An ninh Thế giới ở Munich. Lời cảnh báo này đến sau khi người đại diện phái đoàn đàm phán thương mại hậu Brexit của Anh - ông David Frost cho rằng cơ hội có được thỏa thuận là rất thấp nếu phía Brussel tiếp tục mong đợi Anh sẽ tuân theo điều luật của EU.
Ông Frost – với nhiệm vụ đại diện cho Anh tại các cuộc đàm phán thương mại với EU, sẽ đề xuất một thỏa thuận mới tương tự với thỏa thuận của EU với các quốc gia khác bao gồm Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các quốc gia thành viên EU đang mong đợi hoàn tất thỏa thuận thương mại hậu Brexit sau các cuộc hội đàm giữa những nhà lãnh đạo cấp cao ở Brussels vào thứ Sáu tuần này. Tuy nhiên, khi chưa đạt được thỏa thuận cụ thể, EU tuyên bố sẽ không nhượng bộ trong việc đảm bảo tầm ảnh hưởng của khối ở các lĩnh vực quan trọng như môi trường hay luật lao động.
Thierry Breton, cao ủy thị trường của EU nói trong một cuộc phỏng vấn với Financial Time rằng EU đơn giản chỉ kỳ vọng Anh tuân theo những hiệp định mà chính họ thiết kế khi còn là một phần của EU. “Họ biết rằng nếu họ muốn tiếp tục hưởng lợi ích từ chính những quy định họ cùng gây dựng, nói cách khác, thị trường lớn nhất, họ nên biết hành xử thế nào cho hợp lý,” ông này cho hay.
Về phía Anh, đại diện thương mại Anh cho biết sẽ xây dựng một hiệp định thương mại tương tự như thỏa thuận thương mại song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada.
Thủ tướng Anh gần đây đã từ chối chấp nhận các điều luật từng được cựu Thủ tướng Theresa May đồng thuận. Ông này cũng thể hiện tham vọng áp dụng điều luật tương tự như thỏa thuận thương mại tự do EU áp dụng với Canada.