Vì sao điện thoại Blackberry được cựu Tổng thống mỹ Barack Obama yêu thích khai tử?

15/02/2020 15:34 GMT+7
Không có hãng điện thoại nào chứng kiến thăng trầm như Blackberry – công ty sản xuất điện thoại Canada vừa công bố khai tử dòng điện thoại từng là niềm mơ ước của hàng triệu người trên thế giới và gắn liền với nhiều nguyên thủ quốc gia, ngôi sao danh tiếng.
Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 1.

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 2.

BlackBerry trên nhiều phương diện là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Ở thời kì đỉnh cao, công ty này chiếm 50% thị phần Mỹ và 20% thị phần smartphone toàn cầu, mỗi năm bán trên 50 triệu chiếc điện thoại, và giá trị cổ phiếu lên tới 230 USD. Ngày nay, BlackBerry đã biến mất khỏi thị trường chứng khoán và trên thị trường. Hình ảnh chiếc điện thoại huyền thoại quen thuộc trên phim ảnh, chính trường giờ đã lùi vào dĩ vãng. Chuyện gì đã xảy ra với BlackBerry?

Công ty sản xuất điện thoại BlackBerry hình thành vào năm 1984 với tư cách nhà nghiên cứu công nghệ liên kết do hai sinh viên kĩ sư từ đại học Waterloo là Mike Lazaridis và Douglas Fregin sáng lập. Vào năm 2000, công ty này bắt đầu giới thiệu dòng điện thoại đầu tiên BlackBerry 957 bao gồm chức năng lên mạng internet và đọc email. Năm 2002, dòng điện thoại BlackBerry 5810 ra đời với chức năng gọi điện. Đến năm 2004, công ty này ăn mừng hơn 2 triệu người sử dụng điện thoại của họ, con số này tăng lên thành 4 triệu chỉ trong vòng 1 năm. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 3.

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 4.

Năm 2007 đánh dấu thời kì đỉnh cao của công ty này khi trở thành công ty có giá trị vốn hóa cao nhất với mức vốn thị trường vượt qua 67 tỷ USD cùng 10 triệu người dùng. Cũng trong năm này, Curve BlackBerry huyền thoại ra đời. Trong gần 1 thập kỉ, BlackBerry trở thành công cụ điện tử viễn thông gắn liền với nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Mỹ do tính chất bảo mật và các chức năng thân thiện với công việc kinh doanh. Đây là lí do khiến chiếc điện thoại của hãng này được nhiều sự quan tâm và mến mộ đến vậy từ những doanh nhân hàng đầu hay chính trị gia. Vào năm 2009, công ty này đứng đầu danh sách doanh nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới trên tạp chí Fortune.

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 5.

BlackBerry vẫn tiếp tục thao túng thị trường điện thoại thông minh với 40% thị phần nội địa và gần 20% thị trường toàn cầu vào năm 2010. Công ty này công bố có đến 40 triệu người dùng khắp thế giới và bán được hơn 100 triệu điện thoại. Nhận thấy biến động của thị trường, công ty này mua lại công ty hệ thống phần mềm QNX với tham vọng nâng cấp hệ điều hành của đời điện thoại mới.

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 6.

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 7.

Theo bài phỏng vấn CNN thực hiện với người dùng Blackberry, lý do khiến BlackBerry vẫn được nhiều người tin dùng vào thời điểm khi iPhone mới chỉ chớm nở là những đặc tính khá “thú vị” của dòng điện thoại này. 

Bàn phím điện thoại nghe có vẻ lỗi thời, nhưng lại là tính năng được người dùng thích nhất ở những chiếc BlackBerry, họ cho rằng tiếng kêu của bàn phím cũng như nút bấm khiến họ có cảm giác như đang dùng một chiếc máy tính thu nhỏ. Bàn phím kì thực chính là giao diện kinh điển chỉ BlackBerry mới có, và theo nhiều chuyên gia tâm lý học, bàn phím điện thoại thực sự có thể gây nghiện. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 8.

Ở vị trí trên cùng mỗi chiếc điện thoại BlackBerry người ta sẽ thấy ánh sáng đỏ nhẹ phát sáng mỗi khi có tin nhắn hay cuộc gọi đến điện thoại. Ánh đèn này cũng là yếu tố khiến nhiều người từng dùng BlackBerry “nhớ” khi thay đổi đời điện thoại của họ. Theo họ, ánh sáng này thể hiện sự kết nối với người khác, với những tin tức mới và hầu như mọi biến đông cuộc sống, đặc biệt nếu bạn làm kinh doanh hay chính trị gia. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 9.

Nhưng yếu tố quan trọng hơn cả khiến BlackBerry thống trị thị trường điện thoại thông minh một thời, là những chức năng được thiết kế cho công việc và được chứng minh thúc đẩy hậu quả công việc. Do chiếc điện thoại này không được thiết kế cho những phần mềm xa xỉ, để chơi game hay cập nhật ảnh đại diện liên tục lên mạng xã hội. Nó được coi là chiếc điên thoại với “cái đầu kinh doanh”, khi mọi người có thể tập trung tuyệt đối vào công việc và dùng kết nối internet như cách theo kịp công việc. Chiếc điện thoại này cũng được yêu quý bởi tính bảo mật gần như tuyệt đối. 

Những tin nhắn được mã hóa ngay trong điện thoại, điều này khiến các công ty cảm thấy thoải mái hơn khi giao nó cho nhân viên, bởi họ sẽ khó có thể chia sẻ tài liệu và email có nội dung quan trọng trong điện thoại. Tính bảo mật này nổi tiếng đến độ hai nước Ả Rập Thống Nhất và Ả Rập Xê Út từng đe dọa ngừng các dịch vụ của BlackBerry ở nước này vì không thể tiếp cận tin nhắn cá nhân trong chiếc điện thoại này cho mục đích chính trị và kinh doanh. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 10.

Thất bại của đời BlackBerry PlayBook năm 2011 khiến công ty này tuyên bố sa thải 2000 nhân viên. Năm 2012 chứng kiến sự ra đi của hai CEO kèm theo biến động thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu “phá kỉ lục” một thời rơi xuống mức thảm hại – 6,10 USD. Thị phần của BlackBerry ở Mỹ giảm xuống chỉ còn 7,3% trong khi hai đối thủ cạnh tranh ngày càng “thăng hạng” với Google 53,7% và Apple 35% thị phần.

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 11.

Giờ đây, BlackBerry gần như về con số không, không % thị phần và không còn được gọi là đối thủ cạnh tranh của ông lớn Apple hay Google, bất chấp những nỗ lực tích hợp hệ điều hành Android hay liên tục ra đời những mẫu mới. Số phận của công ty này là bài học xương máu với các công ty công nghệ nói riêng. Chuyên gia kinh tế nhận định sự thất bại có thể thấy trước của BlackBerry đến từ việc đánh giá thấp đối thủ, tập trung sai thị trường, hiểu sai về vị thế của smartphone và biện pháp không hiệu quả. 

Khi Apple ra mắt dòng điện thoại màn hình cảm ứng, nhà lãnh đạo BlackBerry vẫn một mực tin vào tính hấp dẫn của phím bấm, chỉ đến khi iPhone bán được hàng triệu chiếc, BlackBerry mới vội vàng ra mắt dòng điện thoại cảm ứng Storm, dù không thực sự vận hành hiệu quả và bị đánh giá thấp. Thị trường lúc đó gần như tập trung vào màn hình cảm ứng và phát triển giao diện thay vì hứng thú với nửa bàn phím nửa cảm ứng như BlackBerry Bold. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 12.

Trong khi cả hai hãng Apple và Google đều phát triển các đời smartphone nhằm hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng hứng thú với giao diện mới và apps, BlackBerry giữ nguyên nhóm đối tượng khách hàng là doanh nhân và tính bảo mật cũng như kết nối của nó. Cho rằng nhóm khách hàng quan trọng nhất là đủ để cứu rỗi mức doanh thu trong khi thờ ơ với phần rộng lớn còn lại của thị trường (nhóm cuối cùng trở nên quan trọng hơn cả). Khi các doanh nghiệp cho phép nhân viên dùng điện thoại cá nhân, không ngạc nhiên khi chẳng còn ai hứng thú với BlackBerry. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 13.

Cuối cùng, hiểu sai về giá trị của smartphone với thị trường khiến BlackBerry không thể tiến xa hơn khi tập trung phát triển tính năng điện thoại hoàn toàn khác với nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi smartphone giờ được biết đến nhiều hơn như công cụ kết nối cá nhân và giải trí thay vì chỉ đơn giản gửi email nhanh hơn hay bảo mật tốt hơn. Hãng cạnh tranh như Apple đã nhanh tay ra mắt hệ điều hành thân thiện với app bên ngoài, trong khi công cụ của BlackBerry vẫn trung thành với app chỉ có thể được cài đặt trên điện thoại của chính mình. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 14.

Đầu năm 2020, công ty này tuyên bố các mẫu điện thoại Android của mình sẽ bị ngừng bán từ tháng 8/2020, kết thúc kỉ nguyên BlackBerry toàn cầu. Dù đi cùng với những tiếc nuối và hoài niệm, sự ra đi “nhẹ nhàng” này là kết cục định trước trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và phát triển như vũ bão. 

Câu chuyện kinh doanh: “Bàn phím gây nghiện” và cái chết của điện thoại huyền thoại Blackberry - Ảnh 15.

 

Vân Anh - Cao Linh
Cùng chuyên mục