Dịch virus Corona: Nhà cung cấp đau đầu tìm tàu dự trữ dầu, hãng sản xuất máy bay ngừng hoạt động

06/02/2020 09:54 GMT+7
Công nghiệp sản xuất máy bay nối gót các công ty sản xuất xe hơi ngưng mọi kế hoạch sản xuất ở Trung Quốc do ảnh hưởng của bùng nổ vi rút corona.

Nhà cung cấp đau đầu tìm nơi trữ dầu

Các nhà cung cấp dầu mỏ đang tìm kiếm tàu chở dầu cỡ lớn để dự trữ dầu chưa bán được trên biển trước biến động khó lường của thị trường dầu thô do ảnh hưởng của vi rút corona.

Theo đó, nhu cầu tìm kiếm kho trữ dầu đặc quyền ngắn hạn ngày càng tăng lên trong tuần trước trong khi hãng buôn dầu vật lộn tìm cách tìm kiếm khách hàng thay thế mua lại dầu thô vào tuần trước do lượng tiêu thụ dầu giảm mạnh ở Trung Quốc cũng như trì hoãn tàu chở dầu tiến vào nước này.

Dịch vi rút Corona: nhà cung cấp đau đầu tìm tàu dự trữ dầu, hãng sản xuất máy bay ngừng hoạt động - Ảnh 1.

Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC dự kiến cắt giảm sản lượng dầu khi nhu cầu dầu giảm mạnh vì dịch vi rút Corona

Lượng dầu thô được vận chuyển vào Châu Á quá tải, khiến nhà buôn không có nhiều lựa chọn để đỗ tàu chở dầu của mình. Kiểm chuẩn dầu toàn cầu cũng đồng thời rơi vào tình trạng bù hoãn mua, đây là kiểu thị trường cho phép nhà buôn dầu kiếm lợi nhuận từ dự trữ dầu để có lợi thế về giá cả trong tương lai. Lưu trữ dầu trên biển không thể tự mang lại lợi nhuận, bởi sự bù hoãn kéo dài từ 1-2 tháng sẽ không đủ hiệu quả để chi bao quát chi phí dự trữ đặc quyền. Tuy nhiên, rủi ro thuê tàu chở dầu cũ hơn để dự trữ dầu chưa bán được thấp hơn rủi ro chi trả mức phí tại bãi cảng với tàu chở dầu cỡ lớn trong khi chờ đợi vận chuyển đến tàu đang bị trì hoãn.

Tàu chở dầu cỡ lớn dùng để dự trữ dầu chưa bán được thường là loại tàu cũ, không còn phù hợp với hành trình trên biển và vì thế sẽ rẻ hơn, hiện chi phí thuê vào khoảng 25.000 USD hay ít hơn trong 1 ngày. Chi phí đỗ tại bãi cảng với tàu mới tốn gấp đôi, theo nhà cung cấp dầu.

Airbus và Boeing ngừng kế hoạch sản xuất ở Trung Quốc

Công nghiệp sản xuất máy bay nối gót các công ty sản xuất xe hơi ngưng mọi kế hoạch sản xuất ở Trung Quốc do ảnh hưởng của bùng nổ vi rút corona.

Nhà máy của Airbus gần Bắc Kinh vẫn ngưng các hoạt động sau kì nghỉ tết do lệnh kiểm soát bay làm gián đoạn quá trình vận chuyển và chính phủ nước này khuyến nghị người dân ở trong nhà. Công ty sản xuất máy móc Safran cũng ngưng hoạt động đến Thứ Hai để hạn chế rủi ro lây nhiễm dịch bệnh của 2.500 công nhân. Boeing vốn chỉ vừa xây dựng xong nhà máy ở gần Thượng Hải cũng phải kéo dài thời kì ngủ đông cho đến ít nhất tuần sau.

Khủng hoảng y tế toàn cầu khiến Airbus- hãng sản xuất máy bay hàng đầu đối mặt với ứ đọng đơn hàng, hãng này lên kế hoạch sản xuất khoảng 6 máy bay A320 một tháng ở nhà máy Trung Quốc, tương đương 10% số máy bay bán ra thị trường toàn cầu của hãng.

Đại diện Airbus thông báo đang theo dõi sát sao tình hình và đánh giá bất cứ thiệt hại tiềm tàng đến quá trình sản xuất và vận chuyển, cùng với đó là kế hoạch chuyển nhà máy đến địa điểm mới nếu cần.

Cũng liên quan đến ngành hàng không, hẫng Cathay Facific Airways yêu cầu nhân viên nghỉ 3 tuần không lương khi ngành hàng không Hồng Kông cắt giảm công năng bởi đại dịch bùng phát. Theo đó, hãng này yêu cầu 26.700 nhân viên đều phải nghỉ trong giai đoạn 3 tuần, tính từ 1/3 – 30/6, nhằm đảm bảo thắt chặt tài chính cho sự sống còn của công ty này. Cho đến nay, phi công đã được áp dụng chương trình này, sau đó sẽ là nhân viên phi hành đoàn của Cathay và nhóm Cathay Dragon.

Hãng bay này sẽ ngưng 90% số chuyến bay đến Trung Quốc trong 2 tháng tới, cũng như lên kế hoạch cắt giảm 30% toàn thể các chuyến bay. Theo đại diện hãng hàng không này, dịch corona để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh do giảm nhu cầu bay của khách hàng, nhất là khi hơn nửa doanh thu của hãng đến từ các chuyến bay từ Hồng Kông và Trung Quốc.

Vân Anh
Cùng chuyên mục