Giá hạt tiêu nội địa đã nhích nhẹ sau chuỗi ngày dài im ắng
Giá tiêu hôm nay 5/1: Tăng 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 5/1 tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 500 đồng/kg tại Đông Nam bộ. Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 60.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay duy trì ở 59.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.
Trong khi đó, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu tiếp tục xu hướng đi ngang. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay đang được các thương lái thu mua ở mức 57.500 đồng/kg. Tại Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 58.500 đồng/kg.
Theo nhận định của chuyên gia, đà tăng giá của thị trường hạt tiêu nội địa là do một yếu tốt thúc đẩy. Thông tin thời tiết xấu ở các khu vực chuẩn bị thu hoạch hạt tiêu vụ mới đã khiến giới đầu tư lo ngại về nguồn cung.
Đợt thu gom cuối của thương lái để đưa qua Trung Quốc khi nước này sẽ mở cửa ngày 8/1 tới cũng đúng đợt gom hàng chuẩn bị nhu cầu cuối năm tại thị trường này.
Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc trong năm 2023 được dự báo vẫn chưa thể bứt phá mạnh, dù cho Trung Quốc đã nới lỏng chính sách Zero Covid. Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.
Theo nguồn Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.593 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 chốt ở 2.550 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok giảm 0,12% về mức 6.005 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vững ở 7.300 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen đồng loạt tăng mạnh đạt 3.150 – 3.250 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; tiêu trắng lên mức 4.650 USD/tấn sau khi tăng 1,08%.
Cuối năm 2022, giá hạt tiêu thế giới giảm do các nước châu Âu và Hoa Kỳ bước vào kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới 2023. Trong khi đó, mùa vụ thu hoạch hạt tiêu tại tỉnh Đắk Nông (Việt Nam) bắt đầu, dự kiến sẽ có một nguồn hàng đáng kể vào trước dịp Tết Nguyên đán. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên giá hạt tiêu thế giới.
Tại Brazil, ngày 23/12/2022, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 125 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống 2.500 USD/tấn.
Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 23/12/2022, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng giảm 100 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống mức 3.050 USD/ tấn và 3.150 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 50 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống mức 4.550 USD/tấn.
Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 23/12/2022 giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 188 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống còn 3.589 USD/ tấn.
Tại cảng Muntok của Indonesia, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 21 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống còn 5.928 USD/tấn.
Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 23/12/2022 giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 200 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống còn 4.900 USD/tấn; giá hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 7.300 USD/tấn.
Dự báo năm 2023, giá hạt tiêu thế giới tiếp tục chịu sức ép giảm do nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp, nguồn cung dồi dào. Hiện vụ thu hoạch hạt tiêu vụ mùa năm 2023 tại Việt Nam đã bắt đầu tại một số địa phương. Qua Tết Nguyên đán sẽ bắt đầu mùa vụ thu hoạch chính và kéo dài đến hết tháng 4. Dự kiến sản lượng hạt tiêu vụ mùa năm 2023 sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2022, đạt 180.000 – 185.000 tấn.
Năm 2022, giá hạt tiêu nội địa biến động theo xu hướng giảm dần. Sau khi ghi nhận ở mức cao trong quý I/2022 (từ 82.500 – 85.000 đồng/kg vào tháng 2/2022), giá biến động giảm xuống mức thấp nhất trong năm vào quý IV/2022. Ngày 24/12/2022, giá hạt tiêu đen giảm mạnh từ 2.500 – 3.500 đồng/kg so với ngày 30/11/2022, xuống mức thấp nhất 60.000 đồng/kg tại tỉnh Đồng Nai; mức cao nhất 63.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Giá hạt tiêu trắng ở mức 93.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg so với cuối tháng 11/2022 và thấp hơn nhiều so với mức giá 119.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.
Năm 2022, ngành hạt tiêu của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm. Do đó, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc giảm. Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226 nghìn tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021.
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021. Dự báo năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hạt tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng. Thời điểm này trùng với hàng vụ mới của Việt Nam được đưa ra thị trường. Do đó, ngành hạt tiêu Việt Nam cần tăng khả năng hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về các khía cạnh như dư lượng hóa chất, các tiêu chí sản xuất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm mới giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang khu vực châu Á, châu Phi và châu Đại Dương giảm, nhưng xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ tăng so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Á giảm từ 40,24% tổng trị giá trong 11 tháng năm 2021 xuống 35,95% trong 11 tháng năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang khu vực châu Âu tăng từ 25,71% tổng trị giá trong 11 tháng năm 2021 lên 26,76% trong 11 tháng năm 2022.
11 tháng năm 2022, trị giá hạt tiêu xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng, ngoại trừ Đức, Trung Quốc. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ tăng từ 24,10% trong 11 tháng năm 2021 lên 28,57% trong 11 tháng năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu sang Trung Quốc giảm từ 10,08% trong 11 tháng năm 2021 xuống 4,54% trong 11 tháng năm 2022.
11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hầu hết các chủng loại hạt tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ hạt tiêu đen. Tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu đen giảm từ 71,38% tổng trị giá trong 11 tháng năm 2021 xuống 65,96% trong 11 tháng năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hạt tiêu đen xay tăng từ 12,46% trong 11 tháng năm 2021 lên 15,59% trong 11 tháng năm 2022.
Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách “Zezo Covid” của Trung Quốc. Mặc dù vậy, giá hạt tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng.