Thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng kỷ lục

29/12/2022 15:51 GMT+7
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 68,55% trong 10 tháng năm 2021 lên 73,27% trong 10 tháng năm 2022.

Việt Nam là nhà cung cấp hạt tiêu số 1 tại Hoa Kỳ

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế Hoa Kỳ vừa công bố cho biết, 10 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của nước này đạt 76,11 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 379,8 triệu USD, giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 27,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2022 đạt mức 4.990 USD/tấn, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hoa Kỳ tăng mạnh từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Trung Quốc giảm 2,4%, xuống còn 4.142 USD/tấn.

10 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh từ các thị trường Brazil, Ấn Độ, nhưng tăng từ các thị trường Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng kỷ lục - Ảnh 1.

Giá tiêu hôm nay 29/12 tại thị trường trong nước chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng kỷ lục - Ảnh 2.

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng kỷ lục - Ảnh 3.

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng kỷ lục - Ảnh 4.

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng kỷ lục - Ảnh 5.

Nguồn: Trung tâm thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (*) Ghi chú HS 090411 Hạt tiêu hạt lép, chưa rang, chưa xay; HS 090412 Hạt tiêu hạt lép, nghiền hoặc xay

Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2022, lượng đạt xấp xỉ 55,77 nghìn tấn, trị giá 275,31 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 68,55% trong 10 tháng năm 2021 lên 73,27% trong 10 tháng năm 2022.

Ngược lại, Hoa Kỳ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Brazil trong 10 tháng năm 2022, đạt 5,8 nghìn tấn, trị giá 26,73 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và giảm 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần hạt tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm từ 11,55% trong 10 tháng năm 2021 xuống 7,63% trong 10 tháng năm 2022.

Những ngày đầu tháng 12/2022, giá hạt tiêu thế giới biến động không đồng nhất so với cuối tháng 11/2022, tăng tại Indonesia, ổn định tại Brazil, Việt Nam, nhưng giảm ở Malaysia.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 8/12/2022, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng lần lượt 27 USD/tấn và 43 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, lên mức 3.804 USD/tấn và 5.992 USD/tấn.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 8/12/2022, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu ổn định ở mức 3.150 USD/tấn và 3.250 USD/tấn so với ngày 29/11/2022. Giá hạt tiêu trắng ổn định mức 4.600 USD/tấn so với ngày 29/11/2022.

Tại Brazil, ngày 8/12/2022, giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 2.626 USD/tấn.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 8/12/2022, giá hạt tiêu đen giảm 200 USD/tấn so với ngày 29/11/2022, xuống còn 4.900 USD/ tấn; giá xuất khẩu hạt tiêu trắng ổn định ở mức 7.300 USD/tấn. 

Dự báo thị trường hạt tiêu thế giới sẽ không biến động mạnh

Dự báo thị trường hạt tiêu thế giới sẽ không biến động mạnh. Các thị trường châu Âu và Hoa Kỳ nhập khẩu với số lượng hạn chế do năm mới sắp đến. Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc quay trở lại thị trường, song lượng mua không lớn.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng kỷ lục - Ảnh 6.

Kỳ vọng trong năm 2023, với sự mở cửa của thị trường Trung Quốc sau dịch và sự phục hồi của thị trường hạt tiêu nói chung, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sẽ trở lại danh sách cây trồng "tỷ đô".

Những ngày đầu tháng 12/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm so với cuối tháng 11/2022, do các thị trường xuất khẩu chủ lực hạn chế nhập khẩu. Ngày 9/12/2022, giá hạt tiêu đen giảm từ 500 – 1.000 đồng/kg (tương đương mức giảm 0,82 – 1,67%) so với ngày 30/11/2022, xuống mức thấp nhất 59.000 đồng/ kg tại tỉnh Đồng Nai, mức cao nhất 62.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá hạt tiêu trắng ở mức 106.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với cuối tháng 11/2022, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 127.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu hôm nay 29/12 tại thị trường trong nước chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay đang được thương lái thu mua ở mức 59.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay duy trì ở 58.000 đồng/kg.

Tương tự, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay cũng chững lại và đi ngang. Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay đang được các thương lái thu mua ở mức 57.000 đồng/kg. Tại Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay duy trì ở mức 58.000 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 11/2022 đạt 16,27 nghìn tấn, trị giá 60,31 triệu USD, giảm 7,5% về lượng và giảm 9,4% về trị giá so với tháng 10/2022, so với tháng 11/2021 giảm 0,6% về lượng và giảm 20,5% về trị giá. Tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 208,17 nghìn tấn, trị giá 896,88 triệu USD, giảm 15,4% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.706 USD/tấn, giảm 2,1% so với tháng 10/2022 và giảm 20,1% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.308 USD/tấn, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường: Tháng 11/2022 so với tháng 11/2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường chính giảm, gồm: Hoa Kỳ; Đức, Hà Lan, Philippines, Hàn Quốc, Anh, Thái Lan. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Nga tăng. 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết thị trường chính giảm, ngoại trừ Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc, Nga tăng.

Số liệu của ITC (International Trade Centre - Trung tâm Thương mại quốc tế) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gia vị tiêu của Việt Nam ước đạt 950 triệu USD, chiếm 44,2% thị phần trong tổng kim ngạch gia vị hồ tiêu xuất khẩu của thế giới là 2.149 triệu USD trong 11 tháng 2022.

Đến ngày 19/12, tiêu Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 222.000 tấn, thu về gần 988 triệu USD. Ước tính xuất khẩu cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu chưa chạm mốc 1 tỷ USD như những năm trước.

Nguyên nhân không thể không nhìn nhận, do tình trạng lạm phát ở các nước tăng cao, hành vi tiêu dùng có sự điều chỉnh, nên sản lượng xuất khẩu tiêu của Việt Nam từ đầu năm đến nay sang các thị trường trọng điểm ở Mỹ, EU, thị trường châu Á đều sụt giảm.

Bên cạnh đó, chi phí phân bón, chi phí sản xuất tăng vọt khiến người trồng tiêu gặp nhiều khó khăn.

Tính từ đầu năm đến nay, sản lượng tiêu xuất khẩu nước ta ước đạt hơn 227.000 tấn, giảm 13% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Kỳ vọng trong năm 2023, với sự mở cửa của thị trường Trung Quốc sau dịch và sự phục hồi của thị trường hạt tiêu nói chung, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sẽ trở lại danh sách cây trồng "tỷ đô".


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục