Giá lợn hơi "lao dốc không phanh", thị trường giảm sâu chưa có hồi kết
Giá lợn hơi "lao dốc không phanh"
Giá lợn hơi hôm nay 31/10/2022, lao dốc không phanh. Giá lợn hơi toàn quốc giảm ở hầu hết các tỉnh, giảm từ 1.000-3.000 đồng/kg - mức giá dao động 51.000-58.000 đồng/kg. Duy nhất tại Hà Nội có giá lợn hơi tăng đột biến 2.000 đồng/kg, đạt 58.000 đồng/kg- mức giá cao nhất nước. Thị trường lợn hơi ngày cuối tháng giảm sâu chưa có hồi kết.
Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi sáng nay giảm tại một vài địa phương và dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Theo đó, tại hai tỉnh Nam Định và Vĩnh Phúc cùng điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 56.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg, tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang. Các tỉnh thành còn lại vẫn thu mua lợn hơi ổn định với giá 57.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi sáng nay đi ngang và dao động trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg được thương lái thu mua tại tỉnh Đắk Lắk. Các địa phương gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận cùng ghi nhận mức giá 55.000 đồng/kg. Còn tại Thanh Hóa, và Bình Thuận giá lợn hơi sáng nay được giao dịch trong khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg. Khoảng giá 57.000 - 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh còn lại.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi sáng nay giảm trong ngày đầu tuần và dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi hạ nhẹ một giá, tỉnh Tây Ninh điều chỉnh giá thu mua xuống còn 56.000 đồng/kg, cùng với Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau và Tiền Giang. Tương tự, giá lợn hơi được ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang sau khi giảm 1.000 đồng/kg là 53.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Kiên Giang. Các tỉnh thành còn lại không ghi nhận thay đổi mới về giá trong ngày sáng nay.
Ngày 31/10 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam tiếp tục giảm mạnh sau khi giảm liên tiếp vài ngày qua. Giá lợn hơi CP tại miền Bắc chỉ còn đứng ở mức 56.000 đồng/kg so với mức giá 59.000 đồng/kg của ngày 28/10 và so với mức 60.000 đồng/kg ngày 26/10; tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP đứng ở mức 57.000 đồng/kg, giảm 1 giá so với ngày 28/10 khi đứng ở mức là 58.000 đồng/kg.
Giá lợn tại Trung Quốc ngày 31/10 tiếp tục hạ nhiệt sau khi tăng liên tục những tuần qua, giảm tiếp so với ngày 28/10, đứng ở mức 92.100 đồng/kg; giá lợn hơi Trung Quốc ngày 28/10 là 92.400 đồng/kg, so với mức giá hôm 27/10 đứng ở mức 94.000 đồng/kg, so với mức giá 94.400 đồng/kg ngày 26/10, so với ngày 25/10, ở mức 94.900 đồng/kg. Giá lợn hơi Trung Quốc ngày 24/10 đã đứng ở mức 97.200 đồng/kg, sát mốc 100.000 đồng/kg hơi, tăng liên tục so với cuối tuần trước đó, đứng ở mốc 95.300 đồng/kg (ngày 21/10), tăng so với ngày 20/10 ở mức 95.000 đồng/kg, tăng so với mức 94.800 đồng/kg của ngày 19/10, so với ngày 14/10 là 92.300 đồng/kg, so với mức 88.300 đồng/kg ngày 13/10, so với giá ngày 11/10 là 89.400 đồng/kg; so với mức 86.000 đồng/kg của ngày 8/10; 85.200 đồng/kg của ngày 7/10 và so với giá ngày 6/10 là 84.600 đồng/kg và so với mức 81.900 đồng/kg của cách đây 6 tuần.
Người chăn nuôi lỗ nặng
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến tháng 9/2022, tổng đàn lợn trên cả nước khoảng 28,6 triệu con, tăng 8,8% so với cùng kỳ 2021. 9 tháng đầu năm, sản lượng thịt lợn hơi đạt 3,23 triệu tấn. Từ nay đến cuối năm 2022, lợn hơi xuất chuồng ước đạt 350.000 tấn/tháng. Ngoài ra, với hàng loạt doanh nghiệp lớn đẩy mạnh tăng đàn, nguồn cung thịt lợn đang khá dồi dào, thậm chí có xu hướng tăng trong thời gian tới.
Với giá lợn hơi giảm như hiện nay, Cục Chăn nuôi cho biết, thức ăn chăn nuôi là một vấn đề lớn, bởi đang chiếm khoảng 65 - 70% tổng chi phí sản xuất. Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi, 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam cần khoảng 32 triệu tấn nguyên liệu, nhưng nguồn cung trong nước mới đáp ứng khoảng 35%. Phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi giá tăng liên tục suốt 2 năm qua, khiến người chăn nuôi chật vật. Hiện nước ta chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô lớn. Cộng thêm vấn đề về thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, nhu cầu về thức ăn công nghiệp rõ ràng là rất lớn.
Chi phí tăng vọt đẩy giá thành chăn nuôi lợn hiện nay lên mức 60.000 đồng/kg. Do vậy, với giá lợn hơi xuất chuồng lao dốc như hiện nay sẽ khiến người chăn nuôi lỗ nặng.
Thực tế, trong nửa đầu tháng 10/2022, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc đã điều chỉnh tăng 3.000 đồng/kg. Cụ thể, ở Hà Nội lợn hơi thời điểm đầu tháng 10 có giá 61.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó, 58.000 đồng/kg là mức giá thấp nhất khu vực được ghi nhận tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Ninh Bình. Giá lợn hơi tại các tỉnh thành còn lại duy trì ổn định trong khoảng 59.000-60.000 đồng/kg.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận giá lợn hơn đầu tháng cũng tăng nhẹ. Tỉnh Đắk Lắk cùng với Bình Thuận đưa giá thu mua lên 56.000 đồng/kg. Tỉnh Ninh Thuận giao dịch ở mức thấp nhất khu vực là 55.000 đồng/kg. Ngoại trừ Quảng Nam và Quảng Ngãi neo ở ngưỡng 62.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại thu mua trong khoảng 57.000-60.000 đồng/kg. Giá thu mua lợn hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 55.000-62.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi không biến động, song cũng ổn định quanh mốc 56.000 đồng/kg. Riêng Sóc Trăng giá ở mức thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg, ngang bằng với Kiên Giang. Giá lợn hơi khu vực miền Nam dao động trong khoảng 53.000-59.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, giá lợn hơi có xu hướng giảm dần trong những ngày cuối tháng 10. Giá lợn hơi ngày 28/10 tại các địa phương xuống dưới mốc 60.000 đồng/kg. Trong đó, Sóc Trăng là tỉnh có giá bán lợn hơi thấp nhất cả nước, ở mức 51.000 đồng/kg, những địa phương khác giá dao động từ 53.000-58.000 đồng/kg.
Với mức giá hiện nay, đa phần người chăn nuôi phải bán lợn hơi dưới giá thành sản xuất, chịu thua lỗ.
Sản lượng thịt dự kiến năm nay sẽ đạt hơn 7 triệu tấn. Trong đó, đàn lợn hiện có quy mô rất lớn, đạt 28,6 triệu con; đàn gia cầm 533,4 triệu con; đàn trâu 2,27 triệu con, bò 6,41 triệu con…
Với quy mô đó, toàn ngành chăn nuôi cần khoảng 33 triệu tấn thức ăn mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng khoảng 13 triệu tấn, khoảng 35% tổng nhu cầu. Do đó, mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn, từ 20-22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Do phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nên khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy do dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đẩy giá thành sản phẩm chăn nuôi liên tục tăng mạnh. Thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% chi phí sản xuất nên khi giá thức ăn tăng phi mã người chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ do chi phí tăng lên.
Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trong đó có nội dung về hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Một giải pháp quan trọng khác là sử dụng các nguyên liệu sẵn có của địa phương tự phối trộn để giảm giá thành. Nhưng phải kèm theo điều kiện như sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ; tuân thủ kỹ thuật của cơ quan chức năng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng; bảo quản thức ăn tốt và phải áp dụng ép viên để vật nuôi có thể việc hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Các chuyên gia trong ngành cũng cho rằng, cần đẩy mạnh trồng các loại ngô sinh khối, ngô biến đổi gen; cần thúc đẩy chuỗi liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp trong việc phát triển vùng nguyên liệu để cơ giới hoá sản xuất, đẩy năng suất cây trồng lên cao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với một số tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tại các tỉnh Tây Nguyên theo mô hình hợp tác xã liên kết. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng công nghệ chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp làm thức ăn chăn nuôi.