Hàng hóa bị ách tắc, doanh nghiệp thủy sản đề nghị sửa đổi quy định về kiểm dịch

02/07/2019 17:26 GMT+7
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị sửa đổi Thông tư 36 về kiểm dịch thủy sản sau khi nhiều lô hàng NK cá ngừ bị ách tắc tại cảng chưa về được nhà máy vì không được kiểm dịch

Các ng b ách tắc tại cng.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kiến nghị sửa đổi Thông tư 36 về kiểm dịch thủy sản sau khi nhiều lô hàng NK cá ngừ bị ách tắc tại cảng chưa về được nhà máy vì không được kiểm dịch để thông qua theo quy định của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

VASEP cho biết, đây là thông tư mà đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) cá ngừ Việt Nam đã gặp vướng mắc khi nhiều lô hàng cá ngừ nguyên liệu nhập khẩu (NK) gián tiếp qua cảng trung chuyển không thể đáp ứng được điểm G của Thông tư 36 và không được kiểm dịch để thông quan.

Trong công văn gửi Cục Thú y, VASEP cho rằng, dự thảo này cần bổ sung thêm thủ tục kiểm dịch thú y cho phù hợp với thực tế hiện nay, đó là trường hợp tàu đánh bắt cập mạn tàu vận chuyển ngoài biển để sang hàng từ tàu đánh bắt sang tàu vận chuyển, sau đó tàu vận chuyển giao hàng tại cảng Việt Nam.

Lý do là trường hợp này cả tàu đánh bắt và tàu vận chuyển đều không vào cảng trung chuyển để sang hàng. Hiện tại, khi phát sinh trường hợp này thì Cơ quan Thú y sẽ không chấp nhận khai báo kiểm dịch do không có hướng dẫn trường hợp này trong Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT.

VASEP cũng đề nghị Cục Thú y xem xét nên có hướng dẫn cách ghi các hạng mục trong mẫu Giấy khai báo cho từng trường hợp chuyển tải về Việt Nam bằng tàu vận chuyển (carrier) hoặc bằng container để các Cơ quan Thú y và các DN thống nhất cách hiểu, cách khai, đồng thời không gây thêm các thủ tục hành chính khác trong quá trình thực thi.

Liên quan tới việc bổ sung thông tin trong trường hợp chuyển tải sang container tại cảng trung chuyển, VASEP đề nghị bổ sung thêm vào Mẫu Giấy khai báo thông tin về số container của lô hàng thủy sản được NK.

Theo Doanh nghiệp Việt Nam
Cùng chuyên mục