Masan phủ sóng bảng ''xếp hạng'' các doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Châu Á

30/08/2019 17:03 GMT+7
Forbes Asia 2019 vừa công bố danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một trong 7 cái tên sáng giá của Việt Nam được xướng tên trong năm nay đó chính là CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, HOSE: MSN).

Masan Consumer thuộc Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thành thị

Theo báo cáo, doanh thu của Masan Group trong năm tài chính vừa qua là trên 1.6 tỷ USD, giá trị vốn hóa trên 3.7 tỷ USD. Các đại diện khác từ Việt Nam cũng có mặt trong bảng xếp hạng này là Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup.

Trước đó vào ngày 15/08, Masan Group cũng đã được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong Top 50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam năm 2019. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp Masan Group được vinh danh ở bảng xếp hạng này.

Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư vào ngày 27/06 cũng bình chọn Masan Group trong Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018 và thuộc nhóm 17 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1 tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng, Masan Group đã liên tục “phủ sóng” các bảng xếp hạng các công ty niêm yết tốt nhất của Việt Nam và châu Á.

Theo báo cáo Brand Footprint 2019 (Kantar Worldpanel), trong 7 năm liên tiếp, Masan Consumer thuộc Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thành thị (4 thành phố chính) và nông thôn. Nam Ngư là một trong hai thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất tại thành thị (4 thành phố chính) và nông thôn.

Kết quả kinh doanh quý 2/2019

Theo báo cáo, doanh thu của Masan Group trong năm tài chính vừa qua là trên 1.6 tỷ USD, giá trị vốn hóa trên 3.7 tỷ USD. Các đại diện khác từ Việt Nam cũng có mặt trong bảng xếp hạng này là Thế Giới Di Động, Sabeco, Vietjet Air, Vinamilk, Techcombank và Vingroup.

Lũy kế 6 tháng, công ty ghi nhận doanh thu 2.690 tỷ đồng, giảm 17%. Giá vốn giảm 6% khiến lợi nhuận gộp giảm 37%, còn 711 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm còn 26% so với 35% của cùng kỳ.

Doanh thu tài chính tăng 10%, lên 39 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá gần gấp đôi cùng kỳ. Chi phí tài chính tăng 11%, lên 640 tỷ đồng chủ yếu từ chi phí lãi vay. Mức tăng của chi phí cao hơn doanh thu khiến hoạt động tài chính càng thêm lỗ.

Lợi nhuận gộp giảm, chi phí tài chính cao khiến công ty lỗ trước thuế nhưng vẫn có lãi gần 1,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm.

Năm 2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu từ 7.700 tỷ đồng đến 8.500 đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông từ 700 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, công ty hoàn thành 35% chỉ tiêu doanh thu và 0,2% chỉ tiêu lợi nhuận.

Về tài sản, công ty sở hữu 29.018 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở khoản mục tài sản cố định 17.789 tỷ đồng, chiếm 61%. Hàng tồn kho gấp 1,7 lần đầu kì do thành phẩm tăng 400 tỷ đồng và bổ sung hàng hóa thêm 725 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu của Masan đang tăng lên 0,8% dừng ở mức giá 75600 đồng/CP trong phiên giao dịch hôm nay.

Hồng Nhung
Tags:
Cùng chuyên mục