“Nút thắt” bóp nghẹt hàng không và bài toán xếp “lốt” chờ giấy phép bay
Tại diễn đàn giao thông “Kế hoạch nào cho hạ tầng hàng không đáp ưng nhu cầu tăng trưởng nóng” Cục phó Cục Hàng Không Việt Nam ông Võ Huy Cường khẳng định, trong nhiều năm qua ngành hàng không của mình phát triển mà bây giờ chúng ta gọi là “nóng” cũng là một cách tiếp cận tích cực.
Sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Thế Anh)
Xếp “lốt” chờ cấp phép bay
Trong bối cảnh hàng không tăng trưởng “nóng” cơ quan quản lý phải làm gì để giải quyết bài toán quá tải cơ sở hạ tầng hàng không để đáp ứng sức tăng trưởng “nóng”. Đây không chỉ vấn đề đang được nhiều người dân, các chuyên gia quan tâm mà cả các doanh nghiệp hàng không cũng đang quan tâm.
Trước những khó khăn của ngành hàng không, Cục phó Cục Hàng Không Việt Nam ông Võ Huy Cường cho biết, trong nhiều năm qua ngành hàng không của mình phát triển mà bây giờ chúng ta gọi là “nóng” cũng là một cách tiếp cận tích cực. Để đáp ứng được nhu cầu, từ năm 2015 đến nay, ngành hàng không có đầu tư rất lớn. Tháng 1/2015 chúng ta đưa cái nhà ga T2 quốc tế của sân bay Quốc tế Nội Bài vào khai thác cùng với đường Nhật Tân, đóng góp cực kì lớn cho sự phát triển của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chia cái khó khăn của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Cùng với đó, Cảng hàng không Cát Bi được đầu tư một nhà ga mới đưa vào khai thác từ tháng 5/2015. Năm 2017 có nhà ga T2 ở cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng góp phần thực hiện tốt hội nghị cấp cao của APEC năm 2017. Năm 2018 chúng ta có nhà ga T2 ở cảng hàng không quốc tế Cam Ranh cũng góp phần giải quyết nhu cầu khó khăn, gọi là nút thắt ở cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đưa vào khai thác tháng 6/2018
Bên cạnh đó, còn có đầu tư Cảng hàng không Tuy Hòa có nhà ga mới và ở Phú Bài vừa chúng ta cũng khánh thành nhà ga mới. Ở phía Bắc chúng ta có cảng hàng không quốc tế Vinh, bên cạnh đó cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà ga, sân đỗ để nâng năng lực phục vụ cho các chuyến bay nội địa cũng như các chuyến bay quốc tế hiện nay bắt đầu gia tăng. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp hàng không đang xin cấp giấy phép bay.
Ông Võ Huy Cường cho hay, theo chủ trương chung của Chính phủ về đầu tư cho cơ sở hạ tầng hàng không chúng ta cũng đón nhận sự đưa vào khai thác cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tháng 12/2018
Ngoài hệ thống cảng hàng không sân bay, hệ thống quản lý bay cũng được nâng cấp, mở rộng để nâng cao năng lực phục vụ, điều hành bay trên đường bay trong nước và quốc tế và cải tiến các phương thức bay ở các cảng hàng không quốc tế lớn như là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh và nâng công suất thông qua. Và chúng ta đóng góp, góp phần giải quyết một phần nào những cái gọi là ùn tắc cảng hàng không sân bay.
Đánh giá về thực trạng quá tải hàng không, ông Võ Huy Cường phân tích, Hàng không nội địa có tính mùa vụ, có 2 mùa cao điểm lớn nhất là dịp tết Nguyên Đán và dịp Hè từ tháng 5 cho đến cuối tháng 8 gây sức ép rất lớn đối với cơ sở hạ tầng và đặc biệt những Cảng hàng không phục vụ khu du lịch, nghỉ dưỡng theo nhu cầu của người dân.
Ngoài ra, chúng ta phải đón nhận thị trường du lịch, luồng khách du lịch khá lớn từ Đông Bắc Á gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Nhu cầu của họ cũng mang tính thời vụ, không phải là tập trung, dải đều trong năm cũng là một sức ép đối với chúng ta.
“Nút thắt” Tân Sơn Nhất
Theo ông Võ Huy Cường, bên cạnh những vấn đề trên, còn phải phục vụ nguồn khách không nhỏ từ phía Nga vào mùa đông và cũng cận dịp chúng ta phục vụ Tết Nguyên đán cũng là một thách thức. Tuy nhiên, trong hàng không bao giờ cũng có giờ cao điểm và giờ thấp điểm nên là vào những giờ gọi là giờ vàng và nhu cầu thuận tiện cho việc đi lại của hành khách thì các hãng nhằm vào các khung giờ đó tạo ra hiện tượng mà chúng ta cảm nhận là bị ùn tắc. Về mặt năng lực còn rất nhiều các cảng hàng không địa phương có năng lực phục vụ tốt.
Ví dụ như hãng hàng không Bambo mới đưa vào khai thác từ ngày 16/1 đến nay họ đã mở được hơn 20 đường bay và trong vòng 6 tháng đã vận chuyển 1 triệu khách, đấy là 1 kỉ lục và chúng ta cũng không phải là tập trung vào đường bay Hà Nội – Sài Gòn mà đây là các sân bay địa phương.
Qua đó, có thể thấy năng lực cơ sở hạ tầng của chúng ta nếu như khai thác có hiệu quả các nhu cầu để phát triển khai thác thêm hệ thống các Cảng sân bay địa phương chúng ta vẫn có thể đáp ứng tốt. Cục đánh giá cái nút thắt khó khăn nhất là cảng quốc tế Tân Sơn Nhất, là một cảng hàng không mà phục vụ nhu cầu lớn chủ yếu ở phía Nam không chỉ nội địa mà cả quốc tế mà chúng ta lại không có điều kiện để đường cất hạ cánh tốt.
Ngoài ra, hệ thống nhà ga Tân Sơn Nhất cần mở rộng, đầu tư mới nhưng mà vướng thủ tục vẫn bị chậm. Tuy nhiên có điều đáng mừng là trong thời gian vừa qua, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất của chúng ta đã có cải thiện đáng kể.
Trong đó, chúng ta đã xây dựng được rất nhiều bãi đỗ để tăng năng lực phục vụ cho các chuyến bay. Đồng thời, mở rộng được nhà ga quốc tế để tăng năng lực phục vụ khách quốc tế; Nhà ga nội địa liên tục được cải tiến và sắp xếp để tăng năng lực phục vụ. Chúng ta có nhà để xe trước cửa nhà ga nội địa cũng góp phần giảm ách tắc trước nhà ga, góp phần tạo cơ hội tiếp cận cho nhà ga làm cho nhà ga thông thoáng hơn, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đi lại của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Trước những câu hỏi về việc hàng không đang tăng trưởng “nóng” vậy cơ sở hạ tầng sân bay có đáp ứng kịp thời, ông Võ Huy Cường cho rằng: “Hiện nay, còn rất nhiều dự án còn nằm chờ chưa được duyệt để thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không của chúng ta. Nếu như được triển khai kịp thời, sẽ góp phần nâng cao được nâng lực phục vụ của các Cảng hàng không. Đặc biệt, là Cảng hàng không lớn như Cam Ranh đã xây dựng cất hạ cánh rồi nhưng vướng thủ tục nên vẫn chưa đưa được cất hạ cánh vào đó khai thác cũng làm giảm công suất phục vụ cả cảng hàng không.