Phục hồi giá cổ phiếu đưa Nga trở lại tầm ngắm của các Quỹ Toàn cầu
Từ đó đến nay, thị trường Nga có cú chuyển mình ngoạn mục. Chỉ số Nga Moex- tiêu chuẩn chi phối chính đồng Rúp Nga, tăng hơn 150% kể từ đầu năm 2014 nhờ việc Mỹ giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt và dấu hiệu phục hồi kinh tế. Chỉ số RST chi phối bởi đồng USD tăng hơn 40% năm ngoái, cao thứ hai trong lịch sử giao dịch của 90 thị trường, theo Bloomberg.
Các nhà đầu tư bắt đầu hướng sự chú ý đến Nga sau khi nước này giảm mức lãi suất, mức cổ tức trả cao hơn bởi các công ty nhà nước và cách quản trị doanh nghiệp cải thiện, theo Boris Blokhin, lãnh đạo vốn cổ phần tiền mặt ở Sàn giao dịch Moscow.
Ví dụ tiêu biểu của sự trỗi dậy này là đế chế năng lượng Nga Gazprom và quay lại vị trí dẫn đầu các công ty lớn nhất của Nga sau khi mức chi trả cổ tức ngày càng tăng mạnh.
Chính sách tài chính nước này khá có lợi với các nhà đầu tư. Sau khi dập tắt dấu hiệu lạm phát, ngân hàng Trung Ương Nga đã cắt giảm mức lãi suất xuống 5 lần vào năm 2019 xuống còn 6,25%. Các ngân hàng mời gọi các nhà đầu tư với mức lãi suất thấp hơn, khiến nhiều người đầu tư vào sàn giao dịch với tham vọng tăng khoản thu nhập.
Số lượng nhà đầu tư tư nhân ở sàn giao dịch Moscow tăng gấp đôi, lên đến 3,85 triệu người, trong khi tổng dòng vốn bán buôn tăng lên đến khoảng 760 triệu USD. Cùng với đó là sự tham gia cả các nhà đầu tư nước ngoài, khi nắm giữ khoảng 80 tỷ USD vào cuối năm 2019, cao nhất kể từ lệnh trừng phạt ban hành vào năm 2014. Dòng vốn nước ngoài lên đến 4,6 tỷ USD, theo dữ liệu chính thức công bố bởi Bloomberg.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Nga cần sự phục hồi lớn hơn. “Nếu nhìn vào bội số thu nhập và tỷ suất cổ tức, tài sản ở Nga vẫn còn có giá trị khá thấp,” theo một chuyên gia nhận định. Chỉ số Moex công bố tỷ số thu nhập vào khoảng 7, một nửa so với chỉ số cổ phần chính ở Trung Quốc và ít hơn 1/3 so với S&P 500. Tỷ suất cổ tức của Chỉ số này chỉ khoảng 6 %.
Nga vẫn còn chặng đường dài trước mắt. Giá dầu cũng là sản phẩm xuất khẩu chính của Nga giảm mạnh từ năm 2014, cùng với hệ quả của lệnh trừng phạt, đã đưa nền kinh tế nước này vào sự suy thoái trước khi quay trở lại mức tăng trưởng vào năm 2016. Dù tăng trưởng GDP chỉ khoảng 1 % vào năm ngoái, các chuyên gia phân tích cho rằng tình hình sẽ được cải thiện với tín hiệu tích cực hơn từ phía Mỹ.
Luis Costa, lãnh đạo công ty chiến lược thị trường ở City cho rằng Nga có nhiều yếu tố thu hút các nhà đầu tư: mức tăng trưởng tích cực, tỉ lệ lạm phát dưới 4%, lãi suất hiện thời và mức 542 Tỷ USD dự trữ ngoại đối.
Tuy nhiên Phó Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Alexei Moiseev cho rằng vấn đề nằm ở chỗ Nga chỉ đang ở mức an toàn và được bảo vệ chứ không tiến về mức tăng trưởng. Chính phủ Nga đang dùng các biện pháp vừa phải để khuấy động nguồn vốn nhằm cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng, nhưng ngân hàng Trung Ương quan ngại về ảnh hưởng của nó đến khả năng lạm phát.
Theo chuyên gia, sự phục hồi sẽ còn tiếp tục gia tăng, nhưng mức tăng trưởng sẽ chưa thể mạnh mẽ, nếu chính phủ Nga không có biện pháp quản lý phù hợp.