Sân bay trên toàn cầu vắng hoe vì dịch Covid-19
Sân bay Frankfurt là một trong những cửa ngõ lớn nhất Châu Âu đến Đông Á và Mỹ, hiện đón ít hơn thông thường 80.000 người mỗi ngày. Ước tính, sân bay này thiệt hại 7,8 triệu EUR một tuần và khiến nhiều cửa hàng trong khuôn viên sân bay đứng trước bờ vực phá sản.
Sự bùng phát dịch Covid-19 cũng như lệnh hạn chế di chuyển kéo theo tháng tăm tối nhất với ngành hàng không, từ các hãng hàng không đến vận hành sân bay và dịch vụ đi kèm. Theo số liệu của ACI Châu Âu, cơ quan thông số sân bay Châu Âu dự đoán trong năm 2020, các sân bay khu vực sẽ giảm 187 triệu lượt khách tương đương 7,5% so với năm ngoái, trái với dự đoán trước đó tăng 2,3%. Con số này tương đương 1,32 tỷ EUR doanh thu bị mất đi chỉ trong quý I. Số lượng hàng khách trong tháng tiếp theo có thể giảm tới 60%.
Hãng máy bay lớn nhất Đức Lufthansa đã phải hủy tổng cộng 30.000 chuyến bay và kêu gọi viện trợ khẩn cấp từ chính phủ.
Những thiệt hại ngày càng nặng nề khiến các sân bay buộc phải có những động thái nhằm giảm thiểu chi phí vận hành như cho nhân viên nghỉ tạm không lương hay thậm chí có những biện pháp mạnh hơn nếu tình hình không được cải thiện.
Lệnh cấm nhập cảnh với các công dân Châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày của ông Trump chỉ khiến tình hình thêm tệ hại. Sân bay lớn nhất Pháp Charles de Gaulle cân nhắc đóng một cửa bay. Ở Ý, sân bay Roma thông báo đã đóng cửa Terminal 1 và cũng sẽ đóng cửa khu vực thương mại Ciampino. Chín sân bay ở Na Uy cũng sẽ đóng cửa.
Các tập đoàn sân bay lớn trên thế giới cũng chịu chung số phận với ước tính 4,3 tỷ USD sụt giảm doanh thu. Ngoài tác động từ lệnh giới hạn di chuyển, người dân nhìn chung không còn nhu cầu di chuyển, bất chấp giá vé rẻ hơn do lo sợ lây nhiễm dịch Covid-19. Số lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh cũng tác động lớn đến cửa hàng bán lẻ ở sân bay.
Sân bay Changi ở Singapore, nơi 11% lượng khách là người Trung Quốc, cũng thông báo số lượng khách giảm 25% so với cùng kì năm ngoái. Trước khi bùng nổ đại dịch, hành khách Trung Quốc chiếm 1/3 doanh thu bán hàng từ các cửa hàng ở sân bay, vì thế ảnh hưởng đại dịch không chỉ tác động đến sân bay Changi mà còn các cửa hàng bán lẻ ở đây cũng như cụm giải trí và mua sắm.
Hãng hàng không Singapore Airline vừa thông báo sẽ không cho phép nhập cảnh hay quá cảnh hành khách bay từ Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong hai tuần trở lại đây. Tại Dubai, vốn đón tiếp 4 triệu lượt khách Trung Quốc vào năm ngoái cũng quan ngại khi các chuyến bay liên tục bị hủy bỏ, và tình hình không có chiều hướng khả quan hơn. Hãng Emirates đã cắt giảm hầu hết các chặng bay đến Châu Á, hủy bỏ toàn bộ chuyến bay đến Iran.
Nhiều chuyên gia nhận định chưa từng chứng kiến ngành hàng không gặp phải khủng hoảng đến mức này, thậm chí so với khủng hoảng trước đó như vụ khủng bố 9/11, dịch Sars hay cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Thiệt hại lớn nhất với lượng hành khách đến sân bay sụt giảm đến với các nhãn hàng xa xỉ. Hiện các nhãn hàng này đang áp dụng nhiều chính sách giảm giá nhằm tăng doanh thu trên đầu người.
Sau lệnh cấm của ông Trump, các sân bay Bắc Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với doanh thu sụt giảm, tuy nhiên, sân bay Anh Heathrow, do không nằm trong danh sách này và cung cấp lượng hành khách tương đương 7% doanh thu từ bán lẻ ở sân bay có thể sẽ là nguồn thu nhập chính ở thời điểm hiện nay.