Trung Quốc: Thị trường nhà ở lao dốc hơn 23%, thất nghiệp tăng vọt
Tăng trưởng trong các lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ, cũng như chi tiêu bán lẻ thấp hơn kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tăng lên 5,3%. Việc khởi công xây dựng bất động sản và khối lượng bán hàng trong tháng 7 chỉ bằng khoảng 3/4 so với mức một năm trước, trong khi tổng đầu tư tài sản cố định tăng nhẹ. Dữ liệu suy yếu cho thấy nguy cơ tăng trưởng GDP của nước này có thể trượt xuống khoảng +4% hoặc thấp hơn trong Quý 3, yếu hơn rõ rệt so với quý trước (+6,3% trong Quý 2).
Doanh số bán lẻ bị suy giảm trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng
Doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 7 ghi nhận tăng +2,5% (sụt giảm so với +3,1% trong tháng 6 và +11,4% trong quý 2), thấp hơn mức dự báo 4%. Đáng chú ý, doanh số bán ô tô đã giảm -1,4% so với cùng kỳ sau 5 tháng tăng trưởng xuất sắc trung bình +28%, trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô giảm giá và gia hạn giảm thuế EV. Doanh thu bán lẻ trực tuyến duy trì đà tăng trưởng +12,5%. So với tháng trước, doanh số bán lẻ giảm 0,06%, một dấu hiệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng giảm sút trong bối cảnh thị trường việc làm xấu đi. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tiếp tục tăng 0,1% lên 5,3%.
Sản lượng công nghiệp tăng 3,7%, suy giảm theo từng tháng
Giá trị gia tăng công nghiệp của nước này trong tháng 7 ghi nhận tăng +3,7% hso với cùng kỳ (trong khi con số này là +4,4% trong tháng 6), thấp hơn kỳ vọng +4,3%. Sự suy giảm diễn ra trên diện rộng, bao gồm lĩnh vực khai thác mỏ, ô tô và máy móc điện, cũng như máy tính và các thiết bị công nghệ khác.
Tăng trưởng dịch vụ trầm lắng
Lĩnh vực dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng +5,7% (trong khi tháng 6 là +6,8% trong tháng 6 và +10,7% trong quý 2). Du lịch nội địa phục hồi đã giúp các khách sạn và nhà hàng mang lại cú hích lớn, mở rộng thêm +20%. Nhưng các dịch vụ đã bị đè nặng bởi sự suy giảm hơn nữa trong phân khúc bất động sản, vốn đã giảm tới 10,8%. Kể từ khi mở cửa trở lại sau Covid, sự phục hồi của Trung Quốc cho đến nay được thúc đẩy bởi các dịch vụ trong nước, do đó, đà suy yếu của nó làm giảm động lực tăng trưởng GDP chính.
Đầu tư vào tài sản cố định tăng trưởng chậm nhất trong 2 năm
Đầu tư tài sản cố định (FAI) tăng +3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong hai năm rưỡi trở lại đây, do FAI của khu vực tư nhân tiếp tục suy yếu. Xét theo trình tự, FAI tổng thể đã giảm 0,02% so với tháng 6. FAI tư nhân giảm 0,5%, đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp do niềm tin kinh doanh bị suy yếu. FAI gặp khó khăn do đầu tư vào bất động sản giảm mạnh (-8,5%). Tuy nhiên con số này vẫn được cải thiện nhờ vốn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, bao gồm cả sản xuất thiết bị y tế tăng.
Về lĩnh vực bất động sản, việc khởi công xây dựng khu dân cư giảm mạnh hơn 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái (trong khi con số này là -25,5% trong tháng 6) trong khi diện tích sàn bán ra giảm 23,8%, báo hiệu những căng thẳng tiếp tục diễn ra trong lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất
Cùng với việc công bố dữ liệu kinh tế kém lạc quan, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bất ngờ công bố cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn 1 năm (MLF) từ 15 điểm cơ bản xuống còn 2,5% và lãi suất 7 ngày 10 điểm cơ bản xuống còn 1,8 %. Các động thái nới lỏng này khó có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế, do các doanh nghiệp và hộ gia đình thiếu động lực đầu tư. Tuy nhiên, động thái này là tín hiệu của chính quyền cho thấy hệ thống ngân hàng đảm bảo đủ thanh khoản. Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Maybank cho rằng với sự suy giảm lan rộng của nền kinh tế ngoài lĩnh vực bất động sản, việc cắt giảm lãi suất khiêm tốn là không đủ để giải quyết tình trạng nhu cầu ngày càng yếu đi. Cần có các biện pháp tài chính mạnh mẽ và trực tiếp hơn nữa để ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc và duy trì việc làm.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Maybank dự đoán tăng trưởng GDP trong quý 3 sẽ chậm lại ở mức khoảng +4% hoặc thấp hơn, yếu hơn rõ rệt so với mức +6,3% trong quý 2, đồng thời duy trì dự báo tăng trưởng GDP ở mức +5% vào năm 2023, tuy nhiên rủi ro đang nghiêng về xu hướng giảm.