Giá cà phê bất ngờ đảo chiều toàn sắc đỏ bất chấp đồng USD suy yếu

25/11/2022 07:51 GMT+7
Giá cà phê trong nước lại sụt giảm xuống 39.200 – 39.700 đồng/kg. Hai sàn giao dịch thế giới đồng loạt lao dốc.

Giá cà phê giảm mạnh 500 đồng/kg sau 2 ngày liên tục đi lên

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đã mất 500 đồng rời khỏi mốc 40.000 đồng/kg. Hiện tại, thị trường trong nước đang giao dịch cà phê trong khoảng 39.200 - 39.700 đồng/kg.

Trong đó, Lâm Đồng là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 39.200 đồng/kg. Tiếp đó là tỉnh Gia Lai với mức 39.600 đồng/kg. Tương tự, giá cà phê tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cùng giảm xuống mức 39.700 đồng/kg.

Tại cảng TP.HCM, Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% hiện chốt ở 1.874 USD/tấn (FOB), chênh lệch +55 USD/tấn.

Giá cà phê bất ngờ đảo chiều toàn sắc đỏ bất chấp đồng USD suy yếu - Ảnh 1.

Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên đã mất 500 đồng rời khỏi mốc 40.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá Robusta kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn London mất 20 USD, tương đương 1,09% chốt ở 1.814 USD/tấn. Giá Arabica kỳ hạn tháng 03/2023 trên sàn New York giảm 1,95 cent, tương đương 1,18% xuống mức 162,75 US cent/lb, mặc dù thị trường vẫn cao hơn mức thấp nhất 16 tháng của tuần trước là 154,05 US cent/lb.

Tồn kho cà phê có chứng chỉ của sàn ICE tăng lên 550.749 bao vào ngày 23/11, cao hơn mức thấp nhất trong 23 năm là 382.695 chạm tới vào ngày 3/11. Có 521.382 bao đang chờ phân loại để được thêm vào kho.

Các chuyên gia phân tích ngành hàng cà phê đưa ra nhận định, giá cà phê Robusta chưa thể tăng trong thời gian tới, dù vị thế kinh doanh dư bán đã rất sâu bởi đồng USD.

Về dài hạn, thị trường cà phê được dự đoán sẽ chịu áp lực bởi nỗi lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương các nước đồng loạt tăng lãi suất khiến chi phí tài chính của các công ty nhập khẩu tăng lên khiến nhu cầu mua hàng cũng giảm.

Dự báo thời tiết vùng cà phê Tây Nguyên có nhiều mây và những cơn mưa rải rác kéo dài gây cản trở việc thu hoạch và phơi sấy cà phê vụ mới, sẽ khiến nguồn cung cho thị trường xuất khẩu bị chậm lại.

Như vậy, giá cà phê trên cả hai sàn có xu hướng tích cực chỉ trong 2 phiên, rồi lại nhanh chóng quay đầu giảm. Khá nhiều yếu tố bất định đang tác động, khiến thị trường được dự báo chứa đựng nhiều ẩn số.

Phiên trước, thị trường quay trở lại xu hướng tăng cùng với giá cả hàng hóa nguyên liệu nói chung, sau khi báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) cho thấy các thị trường kỳ hạn đã gia tăng lượng bán ròng lên mức cao hai năm để chuẩn bị gom hàng cho niên vụ cà phê mới 2022/2023.

Góp phần vào xu hướng tăng giá là báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, Colombia nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê arabica chế biến ướt chất lượng cao hàng đầu thế giới trong niên vụ cà phê mới 2022/2023 chỉ sản xuất được 12,6 triệu bao, giảm 3,1% so với dự báo trước đó, do mưa quá nhiều trong mùa thu hoạch hiện nay. Trong khi đó, nếu Colombia mưa nhiều sẽ gây khô hạn cho các vùng cà phê chính của Brazil ở bên kia dãy Andes.

Về dài hạn, thị trường cà phê được dự đoán sẽ chịu áp lực bởi nỗi lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương các nước đồng loạt tăng lãi suất khiến chi phí tài chính của các công ty nhập khẩu tăng lên khiến nhu cầu mua hàng cũng giảm.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo, xu hướng giảm giá sẽ diễn ra trong thời gian tới. Dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát cơ bản Mỹ đạt mức cao nhất 40 năm và các đợt tăng lãi suất cơ bản có thể đẩy nền kinh tế hàng đầu vào tình trạng suy thoái và gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Số liệu công bố cho thấy, GDP của Mỹ quý III/2022 tăng 2,6% so với quý trước. Điều này sẽ góp phần giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay trong việc nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp tới.

Tương tự, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định nâng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm. Lãi suất tăng cao, sức tiêu thụ giảm, trong khi nguồn cung dồi dào khi nhiều nước sản xuất cà phê chính bước vào kỳ thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ 2022-2023.

Đồng Real suy yếu hỗ trợ người dân Brazil đẩy mạnh bán hàng vụ mới để thu về được nhiều nội tệ hơn. Bên cạnh đó, nguồn cung cà phê Robusta dồi dào do Việt Nam bước vào vụ thu hoạch mới.

Giá cà phê còn giảm dần khi vào chính vụ thu hoạch

Năm 2022 được xem là một năm tương đối thành công của ngành cà phê Việt Nam khi sản lượng và giá bán đều đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, qua đó tiếp tục giữ vị thế số hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil.

Trái với diễn biến giá cà phê xuất khẩu, giá cà phê trong nước và thế giới liên tục điều chỉnh giảm từ cuối tháng 8 đến nay do thời tiết thuận lợi tại Brazil làm tăng triển vọng về nguồn cung, trong khi tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới có thể khiến nhu cầu tiêu thụ giảm.

Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) lo ngại lạm phát và lương người lao động không tăng kịp sẽ ảnh hưởng đến sức tiêu thụ cà phê tại các chuỗi quán và nhà hàng. Thay vào đó, bà hy vọng người dân các nước sẽ uống cà phê tại nhà nhiều hơn.

Mối lo cho nhóm kinh doanh cà phê đặc sản nhưng là một kỳ vọng tích cực cho nhóm kinh doanh thương phẩm Robusta. Cà phê Robusta có giá rẻ và là nguyên liệu để sản xuất cà phê hoà tan.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hoà tan của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Điều này dự kiến sẽ tác động tích cực đối với cà phê của Việt Nam, qua đó định hình triển vọng mới cho ngành cà phê.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những tác động của lạm phát của các nước trên thế giới tăng cao đồng thời chính phủ nhiều nước lớn đồng loạt tăng lãi suất.

Ngoài ra, hiện đang là thời điểm thu hoạch cà phê của Việt Nam, do đó xu hướng chung cho cà phê Việt Nam trong ngắn hạn được dự đoán vẫn giảm do chịu tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô và áp lực sản lượng lớn.

Giá cà phê bất ngờ đảo chiều toàn sắc đỏ bất chấp đồng USD suy yếu - Ảnh 2.

Năm 2022 được xem là một năm tương đối thành công của ngành cà phê Việt Nam khi sản lượng và giá bán đều đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Trong tháng 10, giá xuất khẩu trung bình cà phê của Việt Nam thiết lập mức đỉnh mới là 2.591 USD/tấn, tăng hơn 6% so với tháng trước và tăng 18,4% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức giá cao nhất ghi nhận được trong hơn 13 năm qua.

Luỹ kế 10 tháng, giá xuất khẩu cà phê đạt  bình quân 2.300 USD/tấn, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, giá cà phê trong nước và thế giới liên tục điều chỉnh giảm từ cuối tháng 8 đến nay do thời tiết thuận lợi tại Brazil làm tăng triển vọng về nguồn cung, trong khi tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới có thể khiến nhu cầu tiêu thụ giảm.

Tại các tỉnh Tây Nguyên giá cà phê liên tục đi xuống khi vụ thu hoạch mới đã bắt đầu. Tính đến ngày 13/11, giá cà phê nhân xô được thu mua với giá 40.000 – 40.500 đồng/kg, giảm hơn 14% (tương ứng giảm 6.200 – 6.600 đồng/kg) so với cách đây một tháng.

Còn nếu so với mức đỉnh gần 51.000 đồng/kg đạt được hồi cuối tháng 8, giá cà phê trong nước đã giảm khoảng 20% và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 đạt 79.833 tấn, trị giá 206,9 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 8,5% về trị giá so với trước.

Nhưng tính chung 10 tháng, xuất khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởng 10,8% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,4 triệu tấn, với giá trị lên đến gần 3,28 tỷ USD. Như vậy, mới hết tháng 10 nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta đã vượt 0,2 triệu USD so với 3,07 tỷ USD của cả năm 2021.

Năm 2022 được xem là một năm tương đối thành công của ngành cà phê Việt Nam khi sản lượng và giá bán đều đạt mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, qua đó tiếp tục giữ vị thế số hai thế giới về xuất khẩu cà phê sau Brazil.

Về thị trường xuất khẩu, 10 tháng năm nay, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường lớn như EU, Nga, Anh, Australia, New Zealand… đều tăng do nhu cầu tiêu dùng phục hồi, nguồn cung toàn cầu thắt chặt và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn, cùng với chi phí logistic tăng cao.

Riêng thị trường EU chiếm 38,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng qua với khối lượng đạt 551.610 tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 19% về lượng và tăng 43,4% về trị giá.

Trong khối EU, ngoại trừ lượng cà phê xuất khẩu sang Đức giảm 9,4% các thị trường khác đều tăng mạnh như Bỉ tăng gấp 2,2 lần, Hà Lan tăng 2,5 lần, Tây Ban Nha tăng 37,3%, Italy tăng 8,9%...

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao tại Liên minh châu Âu đang làm gia tăng lo ngại về triển vọng tiêu thụ cà phê tại khu vực này. Dữ liệu của Eurostat cho thấy, trong tháng 8 năm nay giá cà phê trung bình tại EU cao hơn 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi phí có thể cao hơn đối với những người có thói quen uống cà phê với sữa hoặc đường bởi giá sữa tươi nguyên kem tại EU bình quân tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giá sữa tươi ít béo tăng 22,2%, trong khi giá đường tăng tới 33,4%.

Theo  Eurostat, Phần Lan ghi nhận mức tăng giá cà phê cao nhất là 43,6%, tiếp theo là Litva tăng 39,9%, Thụy Điển tăng 36,7%, Estonia tăng 36,4% và Hungary tăng 34,3%.

Bên cạnh EU, một số nước khác như Nga, Anh, Ấn Độ, Australia cũng tăng nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng năm nay. Đặc biệt, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico tăng gấp 38 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 23.360 tấn.

Trái lại, lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Philippines, Angieria, Trung Quốc... lại có xu hướng giảm.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục