Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường

08/03/2022 12:52 GMT+7
Giá cao su hôm nay, ngày 8/3 tiếp tục giảm mạnh, 'đỏ sàn' tại các thị trường lớn châu Á. Mức giao dịch trên cả hai sàn Tocom và Thượng Hải được điều chỉnh không quá 0,5%.
Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 1.

Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường.

Giá cao su ngày 8/3 tiếp tục giảm mạnh tại các thị trường lớn châu Á. Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 8/3/2022, lúc 11 giờ 00, kỳ hạn tháng 7/2022, giảm mạnh xuống mức 239,5 JPY/kg, giảm mạnh 11,1 JPY, tương đương 4,43%.

Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 2.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 45 CNY, xuống mức 13.445 CNY/tấn, tương đương 0,33%.

Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 3.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm và có tuần đầu tiên giảm trong 5 tuần trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine leo thang.

Giá cao su giảm do việc bán ra một cách hoảng loạn sau tin tức nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu bị cháy, giá nguyên liệu thô giảm có thể cũng kéo giá cao su đi xuống.

Trước đó, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 247,4 JPY/kg, giảm 0,36% (tương đương 0,9 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7 giờ 45 (giờ Việt Nam).

Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 4.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng đã giảm hai tháng liên tiếp vì chưa bước vào mùa cạo mủ. Trước đó năm 2021, xuất khẩu cao su cũng khá ảm đạm từ tháng 2 đến tháng 5 và bật tăng vào các tháng cuối năm.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2 ước đạt khoảng 100 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48% về lượng và giảm 46% về trị giá so với tháng 1 nhưng không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, ngay từ đầu năm 2022, xuất khẩu cao su giảm mạnh hai tháng liên tiếp. Trước đó, năm 2021 được coi là năm thành công của ngành cao su khi xuất khẩu phá kỷ lục 10 năm với 3,3 tỷ USD, tăng 37,5% so với năm 2020. Năm nay, ngành cao su đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,5 tỷ USD.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su đạt khoảng 293 nghìn tấn, trị giá 509 triệu USD, không biến động nhiều về lượng, chỉ giảm 0,3% về lượng, nhưng tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Giá cao su nối dài đà giảm đỏ toàn thị trường - Ảnh 6.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt khoảng 100 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48,1% về lượng và giảm 46,3% về trị giá so với tháng 1/2022. Ảnh: CT

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) mức tiêu thụ cao su năm 2022 dự kiến đạt 14,7 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm 2021 nhờ nhu cầu gia tăng từ cả ngành lốp xe và ngành ngoài lốp.

Cùng với nhu cầu tiêu thụ tăng cao, ANRPC cũng dự đoán sản lượng toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với 2021, ước đạt 14,5 triệu tấn. Nhờ đó, cán cân cung cầu trong năm 2022 sẽ tương đối cân bằng.

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho rằng với đà phục hồi của các nền kinh tế, triển vọng xuất khẩu năm 2022 của ngành cao su khá tươi sáng.

Tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu còn bị hạn chế bởi giá cước vận tải biển tăng cao. Giá cước container leo thang đến năm thứ 3 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm container rỗng đã đẩy doanh nghiệp vào cảnh rất khó thuê tàu và dự báo tình trạng này sẽ còn kéo dài đến năm 2023.

Nga và Ukraine là hai trong số những nước tiêu thụ các sản phẩm làm từ cao su nhiều nhất thế giới. Trong thời gian chiến tranh sẽ có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng như găng tay, theo trang mathrubhumi.com.

Tuy nhiên, khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu sẽ giảm xuống và gây ra lạm phát. Các chuyên gia chỉ ra rằng tác động của điều này hầu như không thể đoán trước được.

Giá 1kg cao su tại Ấn Độ hiện là 165 rupee/kg, giảm sau khi phá mốc 190 rupee/kg. Thông thường vụ mùa sẽ kết thúc vào giữa tháng 2. Song, năm nay tỷ giá tiếp tục tốt hơn thường lệ và nhiều người vẫn đang khai thác cao su.

Những người trồng cao su ở Kerala đã có một mùa thuận lợi nhờ khí hậu lạnh vào buổi sáng và đặc biệt là ở khu vực trung tâm Kerala, nơi chứng kiến những trận mưa dồi dào. Do đó, nguồn cung cao su sẵn có khá lớn.

Hiện tại, nông dân trồng cao su đang mong đợi nhiều sản lượng hơn so với cùng kỳ của năm trước.

Trong tháng 2 năm ngoái, nhập khẩu cao su của Ấn Độ vào khoảng 35.000 tấn. Các ước tính chính cho thấy nhập khẩu sẽ tăng ít nhất 10% trong năm nay.

Trong tháng 2/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330 340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC, ổn định so với cuối tháng 1/2022.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục