Giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất trong 2 năm

23/04/2023 14:31 GMT+7
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay neo ở mức cao sau phiên điều chỉnh tăng. Kết thúc tuần giao dịch vào ngày 20/4, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 495-500 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2021 và tăng từ mức 465-470 USD cách đây một tuần.

Lúa Đông Xuân còn lại ít, giá lúa Hè Thu có xu hướng tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất của 2 năm trong tuần này khi nguồn cung giảm, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu từ những khách hàng lớn.

Khi kết thúc tuần giao dịch vào ngày 20/4, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 495-500 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2021 và tăng từ mức 465-470 USD cách đây một tuần.

Vụ thu hoạch Đông Xuân - vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam đã kết thúc. Tuy nhiên, nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn mạnh, trong khi nguồn cung trong nước đang xuống thấp. Với giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao, nhiều khả năng những khách hàng bao gồm cả Philippines có thể giảm tốc thu mua.

Gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ ở mức 382 - 388 USD/tấn, giảm từ mức 385 - 392 USD của tuần trước. Sự sụt giảm này chủ yếu do đồng rupee mất giá. Nhu cầu về gạo xuất khẩu của Ấn Độ khá ổn định. Những khách hàng châu Á cũng tích cực giao dịch.

Tương tự, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được niêm yết ở mức 480 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức 485 - 490 USD của tuần trước. Thị trường tại nước này đang khá im ắng sau kỳ nghỉ Tết Songkran mừng năm mới của người Thái. Trước đó trong tuần, người phát ngôn của Chính phủ Thái Lan cho hay xuất khẩu gạo của nước này trong hai tháng đầu năm 2023 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,4 triệu tấn.

Tại Bangladesh, các quan chức Bộ Nông nghiệp đang khuyến cáo người nông dân ở khu vực Đông Bắc cần nhanh chóng thu hoạch lúa vì nguy cơ xảy ra lũ quét do dự báo bang Meghalaya lân cận thuộc Ấn Độ sẽ xảy ra mưa lớn.

Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) dự báo, tình hình xuất khẩu gạo quý II của Việt Nam sẽ tích cực hơn so với quý I/2023. Dự báo giá gạo xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao, do ảnh hưởng của những bất ổn về kinh tế, chính trị và nhu cầu dự trữ lương thực của các quốc gia tăng lên. Quý đầu năm, bình quân giá gạo xuất khẩu ước đạt 531 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là mức giá xuất khẩu gạo bình quân cao nhất trong 10 năm.

Giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất trong 2 năm - Ảnh 1.

Giá lúa gạo hôm nay 23/4 tại Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng 150 – 200 đồng/kg. Kết thúc tuần qua, giá gạo trong nước tăng 300 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 23/4 tại Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng 150 – 200 đồng/kg. Kết thúc tuần qua, giá gạo trong nước tăng 300 đồng/kg.

Theo đó, giá lúa OM 18 đang được thương lái thu mua ở mức 6.500 – 6.600 đồng/kg; lúa Nếp tươi An Giang 6.000 – 6.200 đồng/kg; Đài Thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 5451 duy trì ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi Long An đứng ở mức 6.500 – 6.700 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh tăng 150 – 200 đồng/kg. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 9.600 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Tương tự, giá gạo thành phẩm cũng duy trì ổn định ở mức 10.700 – 10.800 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động quanh mốc 9.200 đồng/kg, cám khô 7.350 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg. Trên thị trường lúa, giá lúa Hè Thu neo ở mức cao. Lúa Đông Xuân lượng còn ít, giá ổn định. Trong tuần qua, giá gạo trong nước điều chỉnh tăng 300 đồng/kg, trong khi lúa tăng 100 – 200 đồng/kg. 

Giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất trong 2 năm - Ảnh 2.

USDA tiếp tục hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 

USDA tiếp tục hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống 509,4 triệu tấn và nâng triển vọng tiêu thụ lên mức kỷ lục 520 triệu tấn. Chỉ số giá gạo toàn cầu giảm nhẹ trong tháng 3 nhưng vẫn tăng tới 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về sản xuất: Trong báo cáo tháng 4, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 xuống còn 509,4 triệu tấn, giảm 0,4 triệu tấn so với ước tính trước đó và thấp hơn 4,4 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022. Đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ niên vụ 2015-2016. 

Với sự điều chỉnh này, tổng nguồn cung gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 (bao gồm sản lượng và tồn kho) dự kiến giảm 1,9 triệu tấn so với dự báo trước xuống còn 691,4 triệu tấn, đồng thời thấp hơn 1% so với mức kỷ lục của niên vụ trước. Đây cũng là sự sụt giảm lần đầu tiên đối với nguồn cung gạo toàn cầu giảm kể từ niên vụ 2004-2005. 

So với niên vụ trước, sản lượng gạo được dự báo giảm ở nhiều quốc gia như Australia, Brazil, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ghana, Iraq, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nigeria, Philippines, Nga, Sri Lanka, Mỹ và Uruguay. Hầu hết sự sụt giảm này là do thời tiết bất lợi, riêng sự sụt giảm sản lượng của Sri Lanka chủ yếu là do thiếu hụt nguyên liệu đầu vào nghiêm trọng. 

Theo USDA, hạn hán dự báo làm giảm sản lượng lúa gạo tại Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Iraq, trong khi vụ lúa ở Australia, Ghana và Nigeria bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lũ lụt. Thiếu mưa cũng làm giảm sản lượng của khu vực Nam Mỹ. 

Ngoài ra, Brazil, Hàn Quốc và Nhật Bản đã trải qua sự suy giảm diện tích trồng lúa trong thời gian dài do đa dạng hóa chế độ ăn uống.

Về tiêu thụ: Tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 được USDA điều chỉnh tăng 0,1 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ 2021-2022, lên mức kỷ lục 520 triệu tấn. 

Trong báo cáo, tiêu thụ đã được nâng lên tại Afghanistan, Bangladesh, Indonesia, Iraq, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, nhưng lại giảm xuống đối với Argentina, Brazil, Campuchia, Ai Cập, Malaysia, Mali, Thái Lan và Việt Nam.

Thương mại gạo toàn cầu trong năm dương lịch 2023 được USDA điều chỉnh tăng 0,9 triệu tấn so với dự báo trước lên 55,9 triệu tấn, con số này chỉ thấp hơn 0,2 triệu tấn so với kỷ lục 56,15 triệu tấn của năm 2022. 

Theo USDA, xuất khẩu gạo giảm từ Argentina, Brazil, Lào, Malaysia, Pakistan, Paraguay, Tanzania, Mỹ và Uruguay sẽ được bù đắp nhiều hơn bởi các chuyến hàng gia tăng từ Australia, Myanmar, Trung Quốc, Guyana, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam… 

Với mức kỷ lục 22,5 triệu tấn, xuất khẩu gạo năm 2023 của Ấn Độ tăng 2% so với một năm trước đó và vượt tổng xuất khẩu của ba nước xuất khẩu lớn tiếp theo là Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Giá gạo của Ấn Độ cạnh tranh nhất trong số các nhà cung cấp gạo hàng đầu trong khi sản lượng dự kiến cũng ở mức cao kỷ lục. 

Về nhập khẩu, USDA dự báo nhập khẩu gạo sẽ giảm tại Angola, Bangladesh, Benin, Trung Quốc, Costa Rica, Bờ Biển Ngà… nhưng tăng tại Brazil, BurkinaFaso, Liên minh châu Âu, Gambia, Ghana… 

Trong đó, Trung Quốc được dự báo vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2023 với 5,1 triệu tấn, nhưng so với năm 2022 giảm 1 triệu tấn do ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu tấm từ Ấn Độ. Tiếp theo nhập khẩu gạo của Philippines vào khoảng 3,6 triệu tấn so với 3,75 triệu tấn của năm trước. 

Ngược lại, nhập khẩu gạo từ EU tăng 134.000 tấn lên mức kỷ lục 2,65 triệu tấn do sản lượng gạo của khu vực giảm trước tác động của đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái.

Đặc biệt, nhập khẩu gạo của Indonesia được dự báo tăng 1 triệu tấn lên 1,75 triệu tấn do Chính phủ nước này tăng cường bổ sung kho dự trữ quốc gia.

Được biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quý I đạt 1,85 triệu tấn, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong 12 năm qua. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của ngành gạo trong quý I thiết lập kỷ lục mới là 981 triệu USD, tăng 34,3% so với quý I/2022. Với nhu cầu từ các thị trường truyền thống đang tăng lên, xuất khẩu gạo được cho là sẽ tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo dõi sát tình hình thị trường, đánh giá đẩy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch, ký kết hợp đồng phù hợp, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi.

Quý I, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 48,2% trong tổng lượng và chiếm 45,9% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 893.254 tấn, tương đương 450,43 triệu USD, giá trung bình 504,3 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 44,8% về kim ngạch và tăng 9% về giá so với quý I/2022.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 18,4% trong tổng lượng và chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch, đạt 340.385 tấn, tương đương 199,07 triệu USD, giá trung bình 584,8 USD/tấn, tăng mạnh 91% về lượng và tăng 119,2% kim ngạch; giá tăng 14,8% so với quý I/2022.

Thị trường Indonesia đứng thứ 3 đạt 148.587 tấn, tương đương 69,73 triệu USD, giá 469,3 USD/tấn, tăng mạnh 17.932% về lượng và tăng 17.663% kim ngạch nhưng giảm 1,5% về giá so với quý I/2022, chiếm 8% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 1,49 triệu tấn, tương đương 777,35 triệu USD, tăng 54,3% về lượng, tăng 69% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 115.154 tấn, tương đương 60,3 triệu USD, giảm 1,2% về lượng nhưng tăng 4,5% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 573,86 triệu USD, tăng 46,8% về lượng, tăng 57,8% kim ngạch.

Giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất trong 2 năm - Ảnh 3.

USDA dự báo sản lượng - tiêu thụ - tồn trữ gạo thế giới (báo cáo tháng 3/2023). Gạo quy xay xát; ĐVT: nghìn tấn; năm marketing tùy thuộc mỗi thị trường.

Giá gạo Việt Nam lên mức cao nhất trong 2 năm - Ảnh 4.

USDA dự báo thương mại gạo thế giới (báo cáo tháng 3/2023). (ĐVT: nghìn tấn)


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục