Indonesia: Ngân sách tháng 1 thặng dư 2 tỷ đô la nhờ thu thuế tăng 65,5%
Bộ Tài chính Indonesia cho rằng ngân sách thặng dư tháng 1/2022 có ý nghĩa rất lớn với nền kinh tế nước này. Trước hết, con số này khẳng định vị thế tài khóa hợp lý của Indonesia và sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á trong năm nay.
Trung bình năm 2021, tăng trưởng GDP của Indo đạt 3,7%. Trong quý cuối năm 2021, con số này tăng lên 5%. Bộ Tài chính dự kiến tăng trưởng GDP của Indo năm 2022 sẽ đạt trong khoảng 4,8% đến 5,5%.
Hiệu suất ngân sách lớn cũng có nghĩa là chính phủ đã thành công trong việc áp dụng chính sách tài chính mới. Năm nay, mục tiêu của Indonesia là giảm kích thích tài khóa thời đại dịch và khôi phục mức trần thâm hụt tài khóa (3% GDP).
Trong tháng đầu tiên của 2022, tổng doanh thu quốc gia Indonesia tăng 54,9% hàng năm 156 nghìn tỷ rupiah (10,86 tỷ USD). Điều này là nhờ với thu thuế của chính phủ tăng 65,6% trong tháng. Cùng với đó là thu nhập từ lệnh ân xá thuế từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.
Chi tiêu của chính phủ Indo tháng trước đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, chính phủ chỉ chi 127,2 nghìn tỷ rupiah vào tháng 1/2022. Điều này đã đưa ngân sách thặng dư 28,9 nghìn tỷ rupiah (2 tỷ USD), tương đương 0,16% GDP. So với mức thâm hụt 45,5 nghìn tỷ rupiah vào cùng kỳ năm ngoái, ngân sách tháng 1 của Indo tăng trưởng 162%.
Bà Sri Mulyani Indrawati Sri Mulyani, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, dự đoán thâm hụt của nước này năm 2022 có thể giảm xuống gần 4% GDP.
Tháng 1 năm nay, chính phủ Indo đã hoàn trả nhiều trái phiếu hơn số trái phiếu đã phát hành. Điều này dẫn đến phải phát hành âm ròng 15,9 nghìn tỷ rupiah.
Chính phủ Indo dự định tiếp tục cắt giảm kế hoạch phát hành trái phiếu năm nay. Quốc hội đã phê duyệt cho Bộ Tài chính bán 991,3 nghìn tỷ rupiah trái phiếu trong năm nay. Với điều kiện là không bao gồm tái cấp vốn và mua lại trong giả định thâm hụt ngân sách tối đa là 4,85% GDP cả năm.