Ngày 16/7: Giá vàng có tín hiệu tăng mạnh , USD lên giá so với các đồng tiền chính
Giá vàng 16/7
Mở cửa lúc 8h30 sáng 16/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 39,10 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,35 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 20 ngàn đồng chiều mua vào và giảm 50 ngàn đồng bán ra so với cuối phiên liền trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 39,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,27 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 50 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với cuối giờ ngày 15/7.
Tới 14h ngày 16/7,giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 39,120 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,320 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 39,050 triệu đồng/lượng (mua vào) và 39,270 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng hôm nay cao hơn 8,5% (110,5 USD/ounce) so với đầu năm 2018. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 39,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 200 ngàn đồng so với vàng trong nước. Giá vàng giao tháng 8 năm 2019 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.416 USD/ounce.
Giá vàng thế giới có xu hướng nhích lên và vững trên ngưỡng 1.400 USD/ounce do giới đầu tư tiếp tục kỳ vọng vào tín hiệu từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và một cuộc chiến tiền tệ đang diễn ra trên thế giới.
Vàng tăng giá chủ yếu do đồng USD yếu, trong khi các đồng tiền khác cũng không thể mạnh lên khi mà ngân hàng trung ương (NHTW) nhiều nước đều đang tính những biện pháp làm yếu đồng nội tệ.
Một cuộc chiến tiền tệ đang dần trở thành hiện thực với việc nhiều nước đã bắt đầu hoặc đã có kế hoạch giảm lãi suất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngừng chỉ trích và gây áp lực đối với Fed. Nó cho thấy khả năng Mỹ can thiệp làm yếu đồng USD đang lớn dần.
Bên cạnh Mỹ, nhiều NHTW khác cũng thiên về các biện pháp nới lỏng tiền tệ như trường hợp Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Nhật.
Trước đó, NHTW Úc đã giảm lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm xuống mức 1% trong một nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giảm thất nghiệp và nâng lương. Các NHTW Iceland, Chi Lê, Ấn Độ, Nga, New Zealand… cũng đều đã giảm lãi suất 25-75 điểm phần trăm.
Nhật Bản duy trì lãi suất âm 0,1% trong khi Thụy Điển và Thụy Sỹ lần lượt âm 0,25% và 0,75%.
Vàng giữ ở mức cao còn bởi những số liệu kinh tế của Trung Quốc vừa công bố cho thấy nền kinh tế nước này chịu ảnh hưởng khá mạnh từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 15h52 giờ Việt Nam tức 8h52 giờ GMT, Chỉ số đô la Mỹ, đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ chính, cộng 0,16 % lên 96,703 sau khi tăng 0,13% vào ngày hôm trước.
USD lên giá
Đồng bảng Anh suy giảm sâu so với đồng tiền Mỹ, đẩy tỷ giá GBP/USD lùi 0,34% về 1,2471 sau khi mất 0,5% qua đêm. Việc giảm xuống dưới mức 1,2439 sẽ đưa tỷ giá đồng Bảng xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1.
Đồng đô la đã di chuyển cao hơn so với đồng yên, nhưng phải vật lộn để tạo ra những bước tiến đáng kể, tỷ giá USD/JPY tăng 0,1% lên 108,01. Đồng tiền của Hoa Kỳ đã tăng lên mức cao nhất trong sáu tuần là 108,99 yên vào tuần trước nhưng đã giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell thiết lập giai đoạn cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này bằng cách đưa ra một triển vọng ảm đạm về nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đồng euro di chuyển đi xuống so với đồng bạc xanh, tỷ giá EUR/USD lùi 0,08% còn 1,1248 sau khi mất 0,1% vào thứ Hai trong bối cảnh kỳ vọng về cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu ôn hòa vào tuần tới.
Đồng đô la Úc đã giảm trở lại, với tỷ giá AUD/USD sụt 0,09% về 0,7033 sau khi tăng khoảng 0,3% vào ngày hôm trước.
Tỷ giá USD/CNY lùi nhẹ 0,02% về mức 6,8758. Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi hàng loạt dữ liệu vào thứ Hai, trong đó, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức thấp nhất 27 năm.