Thủ đoạn lừa đảo mới, giả mạo công an kích hoạt tài khoản định danh điện tử

29/11/2023 15:06 GMT+7
Với thủ đoạn giả mạo cơ quan công an, các đối tượng lừa đảo đã gọi điện cho nạn nhân để kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên báo động, đặc biệt những người "nhẹ da, cả tin". Các đối tượng lừa đảo nhắm đến những người dân ít hiểu biết kiến thức, người già để dễ dàng theo túng và mới nhất là lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Mạo danh công an để kích hoạt tài khoản định danh điện tử

Ba năm vừa qua, Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi số toàn diện và hoàn thành cấp Căn cước công dân cũng như kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho người dân đang được thực hiện rốt ráo.

Lợi dụng tình hình đó, các đối tượng lừa đảo đã có thêm hình thức lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản. Hình thức lừa đảo mới này đã được công an Hà Nội đưa ra khuyến cáo khi có người dân trình báo.

Cụ thể, người bị các đối tượng lừa đảo hướng đến là bà N.T.L (SN 1953, trú ở thôn Đường Nhạn, xã Xuân Nộn, Đông Anh). Khi đang ở nhà, bà L nhận được điện thoại của 1 người tự xưng là Công an xã Xuân Nộn phụ trách thôn Đường Nhạn, Đông Anh, Hà Nội. Người này mời bà L ra trụ sở Công an xã để kích hoạt định danh điện tử.

Cùng với đó, đối tượng giả danh công an này còn thông báo, qua rà soát dữ liệu, xác định bà L  chưa đăng ký, kích hoạt định danh điện tử, người này còn cho biết bà L đang nợ một chi nhánh ngân hàng ở quận Tây Hồ số tiền 66 triệu đồng.

Khi bà L còn chưa hết bàng hoàng vì không vay, nhưng vẫn nợ thì đối tượng giả danh công an xã này chi biết đã đưa số điện thoại của bà đến công an Tp. Hà Nội để trao đổi cụ thể. Theo đó, người này sẽ hướng dẫn bà L làm trường trình rằng mình không vay số tiền 66 triệu đồng này.

Thêm thủ đoạn lừa đảo kích hoạt tài khoản định danh điện tử - Ảnh 1.

Công an không làm việc qua điện thoại nên người dân cần lưu ý. Ảnh Khải Phạm.

Để khiến "con mồi" nhanh sa bẫy, không lâu sau, đối tượng khác tự xưng là cán bộ công an Tp. Hà Nội đã ngay lập tức gọi điện cho bà L. Sau hướng dẫn bà L tường trình, đảm bảo không liên quan đến tiền nợ, đối tượng tự xưng công an Tp. Hà Nội yêu cầu bà L phải chuyển 66 triệu đồng để chứng minh không nợ tiền. Sau khi hoàn thành các thủ tục, bà L sẽ được nhận lại đủ 66 triệu đồng.

Dù bị các đối tượng liên tục gọi điện, nhưng bà L đã kịp nhận ra đây là chiêu lừa đảo của các đối tượng xấu mà bà từng được Công an xã Xuân Nộn đến tận nhà tuyên truyền. Do đó, bà L đã ngay lập tức trình báo đến công an xã.

Thông qua sự việc trên, đây lời cảnh tỉnh cho người dân trong giai đoạn nhạy cảm để hoàn thành định danh điện tử của công an hiện nay. Công an không bao giờ yêu cầu người dân chuyển tiền qua tài khoản dù bất cứ lý do gì nên người dân phải tự nâng cao ý thức, bảo vệ tài sản cá nhân. 

Theo ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) - chuyên viên an ninh mạng và điều tra số tại Trung tâm Giám sát An toàn thông tin Việt Nam (NCSC), người dân cần tránh chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm như số tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, hoặc mật khẩu với bất kỳ ai trừ khi bạn đã xác định chắc chắn rằng đó là một nguồn đáng tin cậy và an toàn. Các công ty đáng tin cậy thường không yêu cầu bạn cung cấp những thông tin này qua email hoặc tin nhắn.

Khải Phạm
Cùng chuyên mục