Trung Quốc bắt đầu giảm giá lợn, thị trường sắp tới dự sẽ bị tác động xấu

27/10/2022 15:05 GMT+7
Giá lợn hơi hôm nay 27/10 tiếp đà giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trên cả nước. Thị trường lợn hơi Trung Quốc cũng đang trên đà giảm giá nhẹ, ảnh hưởng ít nhiều đến giá cả lợn hơi trong nước khiến tình hình sắp tới không mấy khả thi...

Giá lợn hơi hôm nay 27/10: Tiếp đà giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg

Giá lợn hơi hôm nay 27/10/2022, thị trường liên tục hạ nhiệt. Giá lợn hơi vẫn chưa dừng lại đà giảm, giá lợn toàn quốc liên tiếp giảm thêm 1.000 đồng/kg ở một số tỉnh như: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bình Định, Quảng Nam, Long An, Cà Mau,...

Thị trường lợn hơi Trung Quốc cũng đang trên đà giảm giá nhẹ, ảnh hưởng ít nhiều đến giá cả lợn hơi trong nước khiến tình hình sắp tới không mấy khả thi.

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg. Theo đó, cùng giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi hôm nay tại các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng đứng ở mức 57.000 đồng/kg. Tương tự, sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, thương lái tại Bắc Giang và Thái Nguyên cùng giao dịch lợn hơi mức 58.000 đồng/kg. Còn tại lợn hơi tại Hà Nội và Yên Bái đang cùng được thu mua với giá 56.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Lào Cai và Phú Thọ cùng giữ giá lợn hơi 56.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi hôm nay điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương và dao động trong khoảng 53.000 - 60.000 đồng/kg. Theo đó, cùng giảm 1.000 đồng/kg, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định và Khánh Hòa cùng điều chỉnh giao dịch xuống còn 58.000 đồng/kg. Cùng mức giảm trên, giá lợn hơi tại Đắk Lắk giảm xuống mức thấp nhất khu vực là 53.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá trong ngày hôm nay.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi hôm nay không ghi nhận quá nhiều biến động mới và dao động trong khoảng 52.000 - 57.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Bến Tre và TP.HCM lần lượt về mức 54.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá và đang giao dịch lợn hơi quanh mốc trung bình là 56.000 đồng/kg.

Trung Quốc bắt đầu giảm giá lợn, thị trường sắp tới bị tác động xấu - Ảnh 1.

Giá lợn hơi hôm nay 27/10 tiếp đà giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trên cả nước.

Trung Quốc bắt đầu giảm giá lợn, thị trường sắp tới bị tác động xấu - Ảnh 2.

Nguồn: ANOVA FEED

Ngày 27/10 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam lại giảm tiếp 1 giá sau khi giảm liên tiếp vài ngày qua. Giá lợn hơi CP tại miền Bắc đứng ở mức 59.000 đồng/kg, so với mức 60.000 đồng/kg ngày hôm qua; tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP đứng ở mức 58.000 đồng/kg, cũng mất thêm 1 giá.

Giá lợn tại Trung Quốc ngày 27/10 tiếp tục hạ nhiệt sau khi tăng liên tục những tuần qua, giảm 4 giá đứng ở mức 94.000 đồng/kg, so với mức giá 94.400 đồng/kg ngày hôm qua (26/10), giảm 9 giá so với ngày 25/10, ở mức 94.900 đồng/kg. Giá lợn hơi Trung Quốc ngày 24/10 đứng ở mức 97.200 đồng/kg, sát mốc 100.000 đồng/kg hơi, tăng liên tục so với cuối tuần qua, đứng ở mốc 95.300 đồng/kg (ngày 21/10), tăng so với ngày 20/10 ở mức 95.000 đồng/kg, tăng so với mức 94.800 đồng/kg của ngày 19/10, so với cách đây 6 ngày (ngày 14/10) là 92.300 đồng/kg, so với mức 88.300 đồng/kg ngày 13/10, so với giá ngày 11/10 là 89.400 đồng/kg; so với mức 86.000 đồng/kg của ngày 8/10; 85.200 đồng/kg của ngày 7/10 và so với giá ngày 6/10 là 84.600 đồng/kg và so với mức 81.900 đồng/kg của cách đây 5 tuần.

Giá thịt lợn vẫn có thể tăng khoảng 10% dịp cuối năm 

Giá lợn hơi đang trên đà giảm song thông tin dự báo mới đây nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định: Giá thịt lợn vẫn có thể tăng khoảng 10% dịp cuối năm. Cũng theo dự báo này, giá thịt gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. 

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10/2022 không có diễn biến bất thường.

Giá có xu hướng tăng từ quý II khi thị trường thế giới có nhiều biến động, chi phí vận chuyển và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nguồn cung giảm do bệnh dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại ở một số địa phương.

Sang tháng 8 và tháng 9, giá lợn hơi có xu hướng giảm trở lại do nguồn cung tăng nhưng lại có xu hướng tăng ở một số khu vực trong nửa đầu tháng 10. Cụ thể, giá thịt lợn mặc dù vẫn ở mức cao so với trước khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi nhưng đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, giá lợn hơi dao động trong khoảng 56.000 - 63.000 đồng/kg trong tháng 9 nhưng nửa đầu tháng 10 biến động theo xu hướng tăng ở nhiều nơi. Giá lợn hơi mới giảm liên tục trở lại trong vài ngày gần đây.

Trung Quốc bắt đầu giảm giá lợn, thị trường sắp tới bị tác động xấu - Ảnh 3.

Giá lợn hơi đang trên đà giảm song thông tin dự báo mới đây nhất của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định: Giá thịt lợn vẫn có thể tăng khoảng 10% dịp cuối năm.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định những tháng cuối năm có nhiều yếu tố tác động đến mặt bằng giá như xung đột tại Ukraine, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, lạm phát tăng cao ở Mỹ, châu Âu và nhiều nước trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, an ninh lương thực...

Đồng USD tiếp tục tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chăn nuôi. Các yếu tố này dẫn đến chi phí logistic tăng, tác động đến giá cả hàng hóa thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu và gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước.

Về an ninh lương thực tại Việt Nam vẫn được đảm bảo. Cùng với đó, giá thịt gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào. Giá thu mua gia cầm tại trại biến động tăng giảm trái chiều tại các vùng miền trong tháng 9/2022.

Để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước, góp phần ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kiến nghị lãnh đạo Bộ NN&PTNT xem xét chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể trong điều hành giá một số mặt hàng nông sản thiết yếu.

Với chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đánh giá cụ thể tình hình chăn nuôi, tình hình nhập khẩu và cân đối cung cầu các mặt hàng thịt lợn, gia cầm và gia súc ăn cỏ phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng miền, địa phương để ổn định giá cả thị trường.

Hướng dẫn địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn, tiếp tục tập trung thúc đẩy sản xuất tái đàn, chế biến, điều hòa và đảm bảo nguồn cung để bình ổn giá thịt lợn; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; khẩn trương tái đàn theo hướng bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống, bảo đảm tổng đàn lợn cả nước đáp ứng đủ nhu cầu trong nước từ nay đến cuối năm, nhất là cho Tết Nguyên đán Quý Mão.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với thức ăn chăn nuôi.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới và các biện pháp ứng phó của các nước; đặc biệt tại các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam; cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế để kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), lũy kế từ năm 2016 đến nay, cả nước đã xây dựng được 2.394 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tại 55 tỉnh, thành phố. Công tác xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy xuất khẩu của ngành chăn nuôi, với tổng kim ngạch hiện đạt khoảng 1,5 tỷ USD/năm.

Trong giai đoạn 2022-2030, định hướng của Bộ NN&PTNT là xây dựng thành công các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tại vùng Đông Nam bộ.

Từ đó, nhân rộng mô hình, vận dụng xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước; tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước, thúc đẩy tăng nhanh xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; tạo việc làm, tăng thu nhập cho hơn 20 triệu người tham gia chuỗi sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.



Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục