Giảm thuế nhập khẩu thịt liệu có đẩy chăn nuôi trong nước vào “đường cùng”?

12/12/2019 05:40 GMT+7
Bộ Tài chính vừa có đề xuất giảm thuế nhập khẩu thịt gà và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh từ 20% xuống còn 18%. Mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh giảm từ 25% xuống còn 22%.

Theo công văn mới của Bộ tài chính, mặt hàng thịt gà được đề xuất giảm mức thuế nhập khẩu các mặt hàng thịt gà đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh từ 20% xuống 18% (Mỹ đề nghị 14,5%). Trong khi đó, thuế suất mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng từ 25% xuống 22%.

Mức thuế nhập khẩu giảm mạnh khiến nhiều người lo ngại rằng đây sẽ là khó khăn rất lớn với ngành chăn nuôi, thậm chí đẩy ngành đứng trước bờ vực nguy hiểm.

Với thịt gà, mức thuế suất 18% tương ứng với mức cắt giảm năm thứ 1 trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Mức thuế này đang thấp hơn giá thành sản xuất trong nước nên sản lượng thịt gà nhập khẩu tăng mạnh với giá thành rẻ cũng là điều dễ hiểu.

Giảm thuế nhập khẩu thịt liệu có đẩy chăn nuôi trong nước vào “đường cùng”? - Ảnh 1.

Còn đối với mặt hàng thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh, Uỷ ban Nông nghiệp Hoa Kỳ đề nghị giảm thuế nhập khẩu thịt lợn tươi hoặc ướp lạnh trừ loại thịt cả con và nửa con, trừ thịt mông đùi, thịt vai và các mảnh của chúng từ 25% xuống 18,9% năm 2020 và 0% trong năm 2027.

Theo số liệu thống kê của Hội Chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019, Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt lợn và thứ 7 toàn cầu về số lợn giết mổ. Hiện nay trên cả nước vẫn còn 85% đàn lợn, lượng đàn lợn tiêu hủy chiếm khoảng 15%. Trường hợp thiếu thịt lợn, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô tái đàn và bù đắp bằng gia tăng sản lượng bò, dê, gà. Việc tăng nhập khẩu thịt lợn, trong trung và dài hạn là chưa thể đoán định, nhưng trong ngắn hạn, chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng được.

Giảm thuế nhập khẩu thịt liệu có đẩy chăn nuôi trong nước vào “đường cùng”? - Ảnh 2.

Hiện nay trên cả nước vẫn còn 85% đàn lợn, lượng đàn lợn tiêu hủy chiếm khoảng 15%. Trường hợp thiếu thịt lợn, Việt Nam sẽ mở rộng quy mô tái đàn và bù đắp bằng gia tăng sản lượng bò, dê, gà. Việc tăng nhập khẩu thịt lợn, trong trung và dài hạn là chưa thể đoán định, nhưng trong ngắn hạn, chăn nuôi trong nước vẫn đáp ứng được.

Mức thuế suất giảm cũng là lời cảnh báo với ngành chăn nuôi trong nước. Việc hội nhập và thuế giảm về 0% chỉ là chuyện sớm hay muộn. Ngành chăn nuôi trong nước buộc phải thay đổi, tăng sức cạnh tranh, đầu tư chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, đến tiêu thụ thì mới đủ khỏe để tồn tại và phát triển. Còn phía Bộ Tài chính cho biết, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế do giá sản phẩm giảm.

Mai Trang
Cùng chuyên mục