Anh rời EU: nhiều hệ lụy kinh tế kèm theo

03/02/2020 15:37 GMT+7
Anh chính thức rời khỏi khối EU sau gần 50 năm là một quốc gia thành viên không chỉ là sự kiện mang tính lịch sử với nền chính trị Châu Âu mà còn mang lại cơ hội và thách thức với nền kinh tế lục địa già.
Anh rời EU: nhiều hệ lụy kinh tế kèm theo - Ảnh 1.

Anh chính thức rời EU từ 31/1

Brexit giúp loại bỏ trở ngại lớn nhất của nền chính trị Châu Âu và đưa EU vào vị trí thuận lợi để tăng trưởng. Theo một cuộc biểu quyết, 3/5 dân số Châu Âu tin rằng là thành viên của liên minh Châu Âu là một lợi ích lớn, dù còn nhiều thử thách đươc đề cập đến về mặt kinh tế, có vẻ EU đang trở nên đoàn kết hơn và cam kết với mục tiêu chung về tăng trưởng kinh tế với lợi ích chia sẻ, trong khi bớt gánh nặng về bất ổn chính trị vốn đeo đuổi từ cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016. 

Nhưng rõ ràng, những hệ lụy kinh tế - chính trị từ cuộc "ly hôn" này là dễ thấy.

Ảnh hưởng ngân sách

Sự ra đi của Anh sẽ phá vỡ ngân sách của EU, bởi Anh cung cấp 11% vào tổng ngân sách EU cũng như là một trong những nước đóng góp lớn nhất vào ngân sách EU. Sự ra đi của Anh đồng nghĩa với việc EU sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn hoặc tăng mức đóng góp từ các quốc gia thành viên hay cắt giảm chi tiêu. Cả hai lựa chọn đều mang lại khó khăn khác nhau với các quốc gia thành viên, các nước ở phía Bắc sẽ muốn cắt giảm chi tiêu thay vì đóng góp thêm trong khi các quốc gia phía Nam được hưởng lợi từ sự đầu tư này, họ sẽ muốn tăng thuế.

Đức - Pháp và cuộc chiến giành ghế lãnh đạo khối EU

Sự chia tách về tài chính rất quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất. Với việc Anh rời khỏi EU, hai quốc gia chủ lực hiện là Đức và Pháp, với vị trí thứ ba là Ý. Quốc gia nào sẽ đứng vị trí dẫn đầu? Về mặt kinh tế - Đức. Về mặt quân sự - Pháp sẽ là quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu nhất ở EU. Vậy, quốc gia nào sẽ được coi là lãnh đạo của khối EU? Điều này đặt Pháp và Đức vào vị trí cạnh tranh trực tiếp về tầm ảnh hưởng, nhưng với những ưu tiên hoàn toàn khác hẳn nhau.

Con đường khó khăn với kinh tế Anh

Trong khi các quốc gia Liên minh Châu Âu vẫn có thể giao dịch thương mại với nhau, Anh sẽ phải có những thỏa thuận mới, với điều khoản không mấy thuận lợi với nước này. Những thỏa thuận này có thể mất nhiều năm để hoàn thành, trong khi Anh không có nhiều thời gian như vậy nếu không muốn nền kinh tế chững lại. 

Nền kinh tế Anh dường như có xu hướng thụt lùi sau các quốc gia G7 khác. Brexit khiến các công ty ngần ngại khi đầu tư vào nước này, với việc đồng bảng Anh sụt giá và nguy cơ lạm phát khiến nền kinh tế tiêu thụ có phần ảm đạm, thị trường chứng khoán nước này cũng đi xuống so với Anh và Trung Quốc. Trong khi các doanh nghiệp Anh hi vọng vào lợi ích từ ngân sách tăng cao của chính phủ, rất nhiều chuyên gia kinh tế nghĩ rằng sự tăng trưởng hâu Brexit sẽ chỉ mang tính tạm thời.

Anh hiện nay đang tiến vào giai đoạn 11 tháng chuyển đổi để thảo luận với EU về mối quan hệ thương mại giữa hai bên. London ngỏ ý muốn theo hình mẫu Canada để có được thỏa thuận thương mại tự do, trong khi EU chỉ chấp nhận thỏa thuận ràng buộc với khung thời gian nhất định. Nhiều lãnh đạo EU muốn quá trình chuyển mở rộng đến hai năm, nhưng Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chối viễn cảnh này, đặt tham vọng hoàn tất thỏa thuận ngay cuối năm nay. 

Nhiều ngân hàng quốc tế có trụ sở ở London đã phải rời vị trí đến Frankfurt, Paris, Luxembourg và Dublin để có được quyền vận hành trong khối EU. Tin mừng là mối lo về việc hơn 10.000 người có thể mất việc đã được rũ bỏ, nhưng 7.000 vị trí sẽ bị thay đổi, theo Ernst and Young. London vốn được biết đến là thành phố có lịch sử tài chính lâu đời, việc chuyển đổi trụ sở các ngân hàng lớn chắc chắn sẽ thay đổi ngành dịch vụ tài chính của nước này. Ngành dịch vụ tài chính chiếm 11% GDP Anh, là nguồn trả thuế lớn nhất và lĩnh vực dịch vụ xuất khẩu lớn nhất nước này. Trong thỏa thuận với EU, lĩnh vực tài chính rõ ràng là điểm nhạy cảm của Anh, và Brussel có thể tận dụng điều này để đe dọa Anh nhằm có được thỏa thuận vào thị trường Anh như ngành khai thác cá trong vùng biển Anh.

Vân Anh
Cùng chuyên mục