TP. HCM: Sớm khơi thông khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản

04/03/2020 18:00 GMT+7
UBND TP. HCM đã có chỉ đạo tới các sở, ngành liên quan để sớm đề xuất giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản.

Sau "Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản", nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp được đặt ra và cần có sự chỉ đạo của UBND TP. Theo đó, UBND TP cũng đã có chỉ đạo tới các sở, ngành liên quan đề xuất giải quyết vấn đề này cho doanh nghiệp.

TP. HCM: Sớm khơi thông khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản - Ảnh 1.

Sẽ sớm đề xuất giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản.

Đối với các vướng mắc liên quan đến sự bất cập, xung đột giữa các quy định trong quy trình thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, UBND TP sẽ kiến nghị Trung ương tháo gỡ.

Đối với các vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản còn hồ sơ đang tồn đọng, chưa xem xét giải quyết tại các sở, ngành có liên quan, UBND TP giao Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng phân loại từng nhóm vướng mắc để giải quyết từng trường hợp.

Đối với các công trình, dự án trọng điểm đăng ký phong trào thi đua năm 2020 và phát động đợt thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp của khối đô thị, UBND TP sẽ xem xét duyệt từng nội dung.

Trước đó, ngày 22/2, UBND TP HCM đã tổ chức "Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản".

TP. HCM: Sớm khơi thông khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản - Ảnh 2.

HoREA cũng đã có văn bản kiến nghị, đề xuất giải quyết vướng mắc tới UBND TP.

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cũng đã có văn bản kiến nghị, đề xuất giải quyết vướng mắc tới UBND TP. HoREA tập trung kiến nghị các vấn đề liên quan đến quy trình thủ tục 5 bước để triển khai một dự án bất động sản, quy trình xác định tiền sử dụng đất, xử lý phần đất công (đường giao thông, mương, kênh rạch...) trong dự án tư nhân....

Quy trình 5 bước đối với trường hợp nhà đầu tư có quyền SDĐ hợp pháp

Bước 1: Chấp thuận chủ trường đầu tư (theo nghị định 99/2015 và quyết định 03 của UBND TP ngày 21/2/2019). UBND TP chấp thuận chủ trương cho phép tổ chuyên gia được xem xét đánh giá, cho ý kiến về hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bước 2: Công nhận chủ đầu tư (theo Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và quyết định 03 của UBND TP ngày 21/2/2019). Đối với một số dự án được UBND TP chấp thâun5 tổ chuyên gia xem xét đánh giá cho ý kiến về hồ sở chấp thuận chủ trương đầu tư thì thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và công nhận chủ đầu tư (tại bước 1 và bước 2 của quy trình) sẽ được th75c hiện cùng lúc, khi đó dự án chỉ còn phải thực hiện theo 4 bước.

Bước 3: Trình duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trìh (Theo Nghị định 37/2010/ND-CP)

Bước 4: Chấp thuận đầu tư dự án (Theo quy định tại Nghị số 11/2013NĐ-CP)

Bước 5A: thẩm định thiết kế kỹ thuận, thiết kế cơ sở cấp phép xây dựng (Quy định tại nghị định số 59/2015/ND-CP)

Bước 5B: Đối với dự án có chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc thay đổi sau khi đã được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ); xác định nghĩa cụ tài chính bổ sung do điều chỉnh uy hoạch teho quy định tại Luật Đất đai.

Quy trình thực hiện dự án nhà ở Đối với trường hợp nhà đầu tư chưa có quyền SDĐ ở hợp pháp gồm 5 bước.

Bước 1: Lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư,

Bước 2 lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

Bước 3: lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục dích SDĐ theo quy định của Luật Đất dai.

Bước 4: Lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền SDĐ theo quy định, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ ở.

Bước 5: Công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.Lĩnh vực bất động sản được coi là có vị thế quan trọng, đóng góp nhiều cho TP, tuy nhiên lại đang gặp phải nhiều khó khăn và ngày càng khắc nghiệt hơn. Cụ thể, giai đoạn 2015-2019, tăng trưởng bình quân chỉ đạt 4,3% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GRDP. Hiện tỷ trọng đóng góp trong GRDP cũng thuộc hàng thấp nhất trong 9 ngành dịch chủ yếu.

Các doanh nghiệp bất động sản hiện đang gặp khó khăn khi quy mô thị trường và nguồn cung giảm mạnh, hàng loạt doanh nghiệp giảm doanh thu và lợi nhuận không đạt chỉ tiêu.

Trong năm 2019, nguồn cung tại TP. HCM có 47 dự án với 23.485 căn hộ chung cư đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, giảm 14,1% so với năm ngoái. Lượng căn hộ cao cấp chào bán đạt 15.758 căn, chiếm tỷ lệ áp đảo lên đến 67,1% tổng nguồn cung, khiến lệch pha cung cầu mạnh nhất trong nửa thập niên qua.

Do thị trường gặp khó khăn nên nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất của TP. HCM sụt giảm so với năm 2018-2017. Thu từ tiền sử dụng đất 2019 chỉ đạt 14.650 tỷ đồng, giảm 11,2% so với năm 2018 và giảm 18,2% so với năm 2017. Số nợ tiền sử dụng đất là 974 tỷ đồng tăng 33,4% so với năm 2018.

Theo HoREA, từ tháng 10/2015 đến hết năm 2018, TP. HCM có đến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng. TP. HCM cũng có 158 dự án bất động sản có nguồn gốc quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý phải rà soát thủ tục pháp lý, cá biệt có một số trường hợp phải thanh tra, điều tra.

Điều này đặt ra vấn đề phải khơi thông những ách tắc đang khiến doanh nghiệp bất động sản lao đao trong thời gian qua. Thông qua Hội nghị này và những báo cáo, đề xuất của HoREA, UBND TP cũng sẽ có những đề xuất để giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.

Phương Thảo
Cùng chuyên mục