Người chăn nuôi đang chờ đợi giá lợn hơi mới khởi sắc hơn ở đầu số 6
Giá lợn hơi hôm nay 7/5: Ghi nhận mức cao nhất 55.000 đồng/kg
Giá lợn hơi cuối tuần thay đổi nhỏ. Thị trường có một vào tỉnh tăng giảm nhẹ 1 giá, giá lợn hơi cả nước vẫn dao động trong khoảng 51.000-55.000 đồng/kg. Mức giá lợn hơi có tăng nhẹ nhưng vẫn ghi nhận chưa đạt mức cao như người dân mong muốn, chưa đủ để tạo động lực tái đàn mạnh mẽ. Người chăn nuôi vẫn đang chờ đợi 1 mức giá mới khởi sắc hơn ở đầu số 6.
Ngày 7/5, giá lợn của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam giữ mức 56.500 đồng/kg. Giá lợn Trung Quốc cuối tuần đứng ở mức 48.800 đồng/kg vẫn ở mức thấp so với cuối tháng 4.
Trước đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi không ghi nhận sự biến động mới so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận ở một loạt các địa phương gồm Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang. Ở chiều ngược lại, mức giá lợn hơi thấp nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên. Các địa phương khác trong khu vực, giá lợn hơi đứng ở mức 53.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá lợn hơi cũng lặng sóng và dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Bình. Cao hơn một giá, thương lái tại các địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận đang thu mua lợn hơi ở mức 52.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Ngãi. Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận giá lợn hơi ở mức 53.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Long An. Ở chiều ngược lại, giá lợn hơi thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận ở hàng loạt các địa phương gồm Bình Phước, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng. Ngoại trừ Đồng Nai, Vũng Tàu cùng ghi nhận mức giá 54.000 đồng/kg, các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận mức giá lợn hơi 53.000 đồng/kg.
Tính chung, trong tuần qua, giá lợn hơi ít biến động. Mức giá lợn hơi trung bình hiện đang quay quanh mốc 53.000 đồng/kg. Trong đó, tại khu vực miền Bắc, giá lợn trung bình ngày 7/5 ghi nhận ở mức 53.070 đồng/kg; khu vực miền Trung – Tây Nguyên ở mức 52.210 đồng/kg và khu vực miền Nam ở mức 53.260 đồng/kg.
Trong quý I/2023, giá lợn hơi trong nước có xu hướng giảm, nguyên nhân do nguồn cung trong nước ổn định; thu nhập của người lao động giảm sút dẫn đến việc thắt chặt chi tiêu; dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến người chăn nuôi phải bán tháo lợn với số lượng lớn dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường. Trong khi, tổng đàn lợn cả nước trong quý I/2023 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2022 và sản lượng thịt lợn hơi cũng tăng 7,5%, đạt 1,19 triệu tấn trong quý I/2023.
Sau đà giảm giá trong quý I/2023, giá lợn hơi trong nước có xu hướng tăng trở lại từ giữa tháng 4/2023. Hiện giá lợn hơi tại các tỉnh, thành phố giao dịch quanh ngưỡng 51.000 - 54.000 đồng/kg. Giá lợn tăng thời gian gần đây là do nhu cầu ăn uống, du lịch nhiều của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Tuy nhiên, về lâu dài, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên người dân vẫn có xu hướng tiết kiệm chi tiêu. Cùng với đó là lượng công nhân, người lao động mất việc làm, giảm thu nhập dẫn đến các bếp ăn tập thể cũng bị hạn chế nên lượng tiêu thụ thịt lợn dự báo sẽ giảm.
Thị trường kỳ vọng giá lợn hơi tăng nhẹ trong quý II/2023 và sẽ cải thiện rõ rệt trong quý III/2023 khi nhu cầu ăn uống tăng trở lại trong bối cảnh ngành du lịch, dịch vụ tiếp đà hồi phục và việc Trung Quốc phục hồi kinh tế, giá lợn nước này đi lên có thể ảnh hưởng một phần thị trường lợn Việt Nam. Ngoài ra, nguồn cung từ các hộ chăn nuôi giảm cũng sẽ tác động đến giá lợn những quý tiếp theo. Dự báo nguồn cung lợn năm 2023 sẽ không có biến động lớn vì thực tế nhiều hộ chăn nuôi đã cạn vốn để ngay lập tức tái đàn với quy mô lớn do đã chịu lỗ trong hai năm liên tiếp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự báo, sản lượng thịt gia súc và gia cầm trong quý II/2023 đạt khoảng 1.779 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, sản lượng thịt bò đạt khoảng 118 nghìn tấn, tăng 5,4%; sản lượng thịt trâu đạt khoảng 29 nghìn tấn, tăng 3,6%; sản lượng thịt lợn đạt khoảng 1.128 nghìn tấn, tăng 4,9%; sản lượng thịt gia cầm đạt khoảng 504 nghìn tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2022. Về tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong quý II/2023 dự báo vẫn chậm.
Được biết về xuất khẩu: Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu được 5,83 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 25,62 triệu USD, tăng 70,3% về lượng và tăng 81,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là nhiều nhất, chiếm 44,04% về lượng và chiếm 64,84% về trị giá trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, với gần 2,57 nghìn tấn, trị giá 16,61 triệu USD, tăng 79,8% về lượng và tăng 102% về trị giá so với quý I/2022.
Trong quý I/2023, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, lượng thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đang quá nhỏ so với tổng sản lượng sản xuất. Thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt, Việt Nam phải đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và các quy định thị trường mà chúng ta hướng tới. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.
Trong quý I/2023, các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu gồm: Chân gà đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc); Thịt lợn sữa nguyên con đông lạnh (được xuất khẩu duy nhất sang thị trường Hồng Kông); Thịt ếch đông lạnh (được xuất khẩu chủ yếu sang Bỉ, Hoa Kỳ, Pháp…); Thịt lợn nguyên con đông lạnh (được xuất khẩu duy nhất sang thị trường Hồng Kông); Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (được xuất khẩu sang thị trường Pa-pu-a Niu Ghi-nê, Lào, Malaysia)… Đáng chú ý, trừ thịt ếch đông lạnh, xuất khẩu các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt trên đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022.
Về nhập khẩu: Do nhu cầu yếu nên nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong quý I/2023. Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu gần 130,46 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 271,36 triệu USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tăng trở lại do nhu cầu tiêu dùng đang dần phục hồi. Tuy nhiên do nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong các tháng tới.
Trong quý I/2023, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Brazil, Hàn Quốc và Nga là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam. Trong đó, Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam với 37,01 nghìn tấn, trị giá 104,73 triệu USD, giảm 7,6% về lượng và giảm 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý I/2023, thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt trâu, thịt lợn, thịt bò có xu hướng giảm; trong khi nhập khẩu thịt gia cầm tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý I/2023, Việt Nam nhập khẩu 14,49 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), trị giá 34,68 triệu USD, giảm 31,3% về lượng và giảm 24,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thời gian qua, nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước chậm, trong khi sản lượng lợn liên tục phục hồi. Trong đó, Nga, Brazil, Đức, Hà Lan và Canada là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam. Nga là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 4,88 nghìn tấn, trị giá 14,05 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tình trạng lỗ từ 400.000 - 500.000 đồng trên mỗi con heo xuất chuồng cũng là hiện tượng phổ biến của nhiều trang trại ở khắp cả nước, theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai. Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai xác nhận, ngành chăn nuôi đang teo tóp nhanh chóng. Cách đây 10 năm, VN có 10 triệu hộ chăn nuôi, 3 năm trước còn lại 4 triệu hộ thì nay chỉ còn không tới 2 triệu hộ. Không những vậy, nhiều cơ sở chăn nuôi khó có thể tiếp tục duy trì hoạt động. Không chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lao đao mà bản thân nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn cũng có kết quả chăn nuôi lợn đáng buồn trong 3 tháng đầu năm nay, như Tập đoàn Dabaco. Công ty CP nông nghiệp BAF VN, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai...