giảm lãi suất
-
Rủi ro của việc cắt giảm lãi suất được hạn chế bởi lạm phát thấp và tỷ giá ổn định
Việc tiếp tục cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng 2 tháng sẽ có tác động tích cực, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi. Đặc biệt, bối cảnh vĩ mô cũng hoàn toàn thuận lợi khi lạm phát đang duy trì ở mức thấp và tỷ giá vẫn đang ổn định trong thời gian gần đây giúp hạn chế rủi ro của việc cắt giảm lãi suất.
-
Thị trường chứng khoán 13/5: Giảm lãi suất hỗ trợ đà tăng
Thị trường chứng khoán 13/5 tiếp tục lạc quan khi Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt các lãi suất điều hành. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư và có thể sẽ giúp thị trường tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong ngắn hạn.
-
Lãi suất điều hành tiếp tục giảm
Lãi suất điều hành tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm mạnh. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 13/5/2020.
-
Hồ sơ tăng “phi mã”, doanh nghiệp xếp hàng chờ ngân hàng “gỡ khó”
Lượng hồ sơ đề nghị cơ cấu nợ quá lớn, tăng với cấp số nhân, khiến ngân hàng tăng hết tốc lực cũng khó có thể giải quyết ngay trong ngày một, ngày hai. Dù việc thẩm định hồ sơ đang quá tải ở hầu hết các ngân hàng, nhưng cá ngân hàng vẫn khẳng định, việc thực hiện vẫn phải tuân thủ đúng quy trình cho vay hiện hành.
-
Lãi suất tiết kiệm lên tới 9,2%/năm, đề xuất áp trần chỉ 5%/năm với tiền gửi 1 năm
Trong tháng 5, lãi suất huy động trên 1 năm ở nhiều ngân hàng được niêm yết trên 8%/năm. Thậm chí, có nhà băng vẫn chấp nhận trả đến 9,2%/năm. Có ý kiến đề xuất, Ngân hàng Nhà nước cần áp trần lãi suất tiền gửi 1 năm là 5% để giảm giá vốn cho các ngân hàng từ đó giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp.
-
Dịch Covid-19: Đề xuất hỗ trợ phải phù hợp với tình hình thực tế
Giới chuyên gia nhìn nhận, ngân hàng cũng là doanh nghiệp vì vậy các ngân hàng phải chọn mặt gửi vàng chứ không thể hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp (DN). Do đó, những đề xuất hỗ trợ phải phù hợp với tình hình thực tế. Các doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa nguồn lực thay vì trông vào nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng.
-
Agribank miễn giảm, hạ lãi suất cho 27.500 khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19
Nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, Agribank cùng ngành ngân hàng quyết liệt triển khai Thông tư 01/2020/TT-NHNN, tập trung tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua thực hiện miễn giảm lãi, phí, hạ lãi suất, cho vay mới…
-
Covid-19: Không phải giảm lãi suất và mở rộng tín dụng, đây mới là điều mà DN cần nhất
Có điểm chung trong ý kiến của các chuyên gia, chính sách tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần tập trung hơn cho yêu cầu thanh khoản, chứ không hẳn tập trung ở giảm lãi suất và mở rộng tín dụng.
-
Thống đốc Lê Minh Hưng: Cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ là một quyết định “đột phá” của NHNN
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, đã có khoảng khoảng 318.000 khách hàng với dư nợ trên 980.000 tỷ đồng được giảm lãi suất từ 0,5 - 4%/năm. Đồng thời, việc cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ, là một quyết định đột phá của Ngân hàng Nhà nước để giúp người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid 19.
-
“Nghẽn vốn” tại nhiều ngân hàng, lãi suất có cơ hội giảm ngay trong quý II?
Đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đã được khống chế, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, song khả năng khởi động lại vẫn còn yếu ớt. Do đó, mặt bằng lãi suất cho vay có cơ hội giảm ngay trong quý II này để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế.