Phạm Thế Anh
-
PGS.TS Phạm Thế Anh: Rủi ro sẽ gia tăng khi chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, nới lỏng tiền tệ chỉ giúp giảm gánh nặng nợ vay hiện tại cho doanh nghiệp và ngân hàng hơn là mở rộng hơn nữa khoản tín dụng đi vào sản xuất. Vì vậy, một phần dòng vốn có thể đã chuyển sang trú ẩn ở lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu và bất động sản
-
Nghị định 132 chống chuyển giá: Doanh nghiệp nội tiếp tục gặp khó, FDI “dễ thở” hơn
TS Phạm Thế Anh nhìn nhận, việc điều chỉnh mức trần của tổng chi phí lãi vay/EBITDA từ 20% lên 30% quy định trong Nghị định 132 không hợp lý, vì đối tượng doanh nghiệp FDI chịu tác động từ quy định này không đáng kể.
-
PGS.TS Phạm Thế Anh: Gói cứu trợ lần một chưa hiệu quả thì lần hai không cần thiết
PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng, việc tung ra gói cứu trợ lần hai ở thời điểm này là không cần thiết. Bởi khi gói cứu trợ lần một còn chưa được giải ngân một cách hiệu quả thì việc đưa ra gói cứu trợ lần hai chỉ mang tính “dân túy”.
-
Lách lệnh trừng phạt, Việt Nam có nguy cơ thành điểm trung chuyển hàng Trung Quốc sang Mỹ
Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của Trung Quốc nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc và chắc chắn chúng ta sẽ bị vạ lây.
-
Tiền đồng "mất giá" khi nới lỏng tiền tệ quy mô lớn
TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cho rằng, nếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với quy mô lớn như nhiều nền kinh tế hiện nay thì có thể dẫn đến mất giá nội tệ, môi trường đầu tư trở nên rủi ro hơn, làm trì hoãn các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
-
Cách tính GDP mới: Thu nhập bình quân đầu người tăng "trên giấy"?
PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân, thành viên nhóm tư vấn Ủy ban Kinh tế Quốc hội, bình luận về thông tin cách tính GDP mới của Tổng cục Thống kê giúp cho GDP bình quân đầu người tăng từ 2.590 lên 3.000 USD, quy mô nền kinh tế tăng thêm 40 tỷ. Tuy nhiên đó chỉ là sự thay đổi về mặt con số, còn thực tế “nồi cơm" của người dân không thay đổi.