ngân hàng giảm lãi suất
-
Ngân hàng “đua” giảm lãi suất cho vay: Doanh nghiệp vẫn “than ngắn, thở dài”
Không chỉ các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng nhập cuộc "đua" giảm lãi suất cho vay và liên tục công bố các gói vay ưu đãi lãi suất thấp. Nhưng trên thực tế, vẫn có những doanh nghiệp “than ngắn, thở dài” vì lãi vay giảm chưa tương xứng với mức giảm sâu của lãi suất tiết kiệm.
-
Lãi suất cho vay mua nhà, tiêu dùng có xu hướng giảm
Xu hướng lãi suất đang dần đi xuống, cơ cấu vốn cá nhân vay mua nhà, ô tô và tiêu dùng sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, khẩu vị rủi ro trong cho vay cũng sẽ thay đổi.
-
Giảm lãi suất dự trữ bắt buộc: Nới lỏng tiền tệ hay tiết kiệm ngân sách?
Quyết định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng xuống 0,5%/năm vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành tác động thế nào tới các ngân hàng, nền kinh tế? Phải chắc đây là động thái nhằm nới lỏng thêm tiền tệ hay mục đích giúp ngân sách giảm một phần chi phí?
-
Sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất huy động vào đầu tháng 5?
Lãi suất và doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh so với kỳ trước do thanh khoản của các ngân hàng đang dư thừa lớn. Dự báo, trong thời gian tới nếu thị trường vẫn chưa hấp thụ được vốn, thanh khoản ngân hàng tiếp tục dư thừa, khả năng lãi suất huy động ngắn hạn và trung hạn sẽ giảm.
-
Thống đốc Lê Minh Hưng: Hệ thống NH cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế trong bất luận tình huống nào
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, dư nợ tín dụng quý I/2020 đạt hơn 8,3 triệu tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Đây là tín hiệu tích cực vì 2 tháng đầu năm hầu như không tăng, dự kiến cả năm tăng 11-14%. Trong bất luận tình huống nào, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ điều hành hệ thống cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
-
Giảm lãi suất chưa phải là nới lỏng tiền tệ?
Giới phân tích cho rằng, việc giảm lãi suất đồng loạt của Ngân hàng Nhà nước chưa phải là nới lỏng tiền tệ. Bởi vì lúc này có nới lỏng cũng không giải quyết được vấn đề gì bởi hiện thanh khoản của các Ngân hàng thương mại vẫn tốt.
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giảm lãi suất tạo điều kiện cho NH và DN “cầm cự” qua Covid-19
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, động thái giảm lãi suất lần này của Ngân hàng Nhà nước không nhằm mục đích kích cầu mà tác động quan trọng nhất là hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp có điều kiện cầm cự qua giai đoạn khó khăn vì Covid-19. Động thái này, gián tiếp hỗ trợ tăng trưởng chứ không ảnh hưởng ổn định kinh tế vĩ mô.
-
TS. Lê Xuân Nghĩa: Giảm lãi suất tạo điều kiện cho NH và DN “cầm cự” qua Covid-19
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, động thái giảm lãi suất lần này của Ngân hàng Nhà nước không nhằm mục đích kích cầu mà tác động quan trọng nhất là hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp có điều kiện cầm cự qua giai đoạn khó khăn vì Covid-19. Động thái này, gián tiếp hỗ trợ tăng trưởng chứ không ảnh hưởng ổn định kinh tế vĩ mô.
-
Giảm lãi suất: DN tiết kiệm 6.000 – 7.000 tỷ chi phí lãi vay
Theo Công ty Chứng khoán KB, với ước lượng tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng thêm khoảng 300.000 tỷ đồng trong hai tháng cuối năm, tác động của việc hạ lãi suất cho vay 0,5% với toàn bộ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lãi vay vào khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng.
-
Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước trước làn sóng giảm lãi suất
Kể từ ngày 19/11, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi ngắn hạn bằng VND giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng được điều chỉnh giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.